Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thêm 2 trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản ở Đắk Lắk

Trong tuần qua, Đắk Lắk ghi nhận liên tiếp thêm 2 trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản, nâng tổng số ca bệnh lên 7 người, tính từ đầu năm.

Tiêm vaccine viêm não Nhật Bản là biện pháp phòng bệnh đơn giản, hữu hiệu cho trẻ. Ảnh: Quang Nhật/Sở Y tế Đắk Lắk.

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk ngày 13/12, bệnh nhi thứ nhất là bé trai A.B.M. (8 tuổi, trú tại xã Ea Yiêng, huyện Krông Pắk).

Trước đó, tối 16/11, bé M. có triệu chứng sốt, ho khan, ở nhà chưa điều trị gì. Ngày hôm sau, trẻ nôn ói, sốt cao liên tục, người nhà đưa trẻ đi khám và uống thuốc nhưng không đỡ.

Đến tối 18/11, trẻ đi khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pắk. Một ngày sau thì bé được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để tiếp tục điều trị với chẩn đoán nhiễm trùng huyết, theo dõi viêm não màng não, sốt xuất huyết Dengue ngày thứ 3.

Đến ngày 8/12, bệnh nhi được tiếp tục điều trị với chẩn đoán suy hô hấp độ IV, nhiễm trùng huyết, viêm não màng não, phù não, xuất huyết tiêu hoá ổn. Kết quả xét nghiệm do Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên kết luận bệnh nhi dương tính với bệnh viêm não Nhật Bản.

Trường hợp thứ 2 là bé gái L.T.T. (3 tuổi, trú tại xã Cư Đrăm, huyện Krông Bông). Theo người nhà bệnh nhi, ngày 4/12, ở nhà trẻ xuất hiện triệu chứng sốt, ho, nôn ói khoảng 3 lần/ngày, ở nhà chưa điều trị gì.

Hai ngày sau, người nhà đưa trẻ đi khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Krông Bông với chẩn đoán theo dõi viêm màng não. Ngày 7/12, trẻ được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp tục điều trị.

Ngày 12/12, trẻ tiếp tục được điều trị với chẩn đoán viêm não Nhật Bản, nhiễm trùng huyết. Kết quả xét nghiệm do Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên kết luận bệnh nhi dương tính với bệnh viêm não Nhật Bản.

Quá trình điều tra vector truyền bệnh lực lượng chức năng ghi nhận có sự hiện diện của muỗi Culex là véc tơ truyền bệnh viêm não Nhật bản B tại cả 2 khu vực nơi 2 bệnh nhân sinh sống.

Viêm não Nhật Bản là bệnh do một loại virus thuộc họ Togaviridae ở trong nhóm B của các Flavivirus gây ra. Virus viêm não Nhật Bản xâm nhập vào cơ thể con người qua vết đốt của muỗi truyền bệnh.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm não Nhật Bản là trẻ em, do trẻ có hệ miễn dịch yếu hơn người lớn và chưa được tiêm vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản đầy đủ.

Biểu hiện chính của bệnh là sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn mửa, co giật, hôn mê... Bệnh thường diễn biến nặng, để lại di chứng thần kinh như liệt, mất trí nhớ và tỷ lệ tử vong cao.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học, cuốn sách Tâm hơn thuốc của tác giả Lissa Rankin chỉ ra rằng biện pháp cải thiện tâm lý, suy nghĩ tích cực có thể phòng tránh bệnh tật và giải quyết một số vấn đề về sức khỏe của con người. Cuốn sách cho thấy sự sáng tạo, thư giãn, sống thật với chính mình... là những phương pháp đơn giản giúp giảm căng thẳng trong công việc và cải thiện tình trạng sức khỏe.

Đừng nhầm lẫn tác dụng của viên uống chống nắng

Gần đây, tôi có sử dụng viên uống chống nắng. Xin hỏi dùng viên uống này rồi tôi có cần bôi kem chống nắng nữa không?

Tiểu Huệ

Bạn có thể quan tâm