Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Thêm bê bối về loạt tranh Picasso trong nhà vệ sinh nữ

Những tác phẩm được trưng bày trong nhà vệ sinh nữ ở bảo tàng MONA (Australia) thực chất là tranh giả, không phải do Picasso thực hiện.

tranh Picasso,  tranh Picasso gia,  bao tang MONA,  Kirsha Kaechele,  bao tang Australia,  nha ve sinh nu,  Pablo Picasso la ai anh 1

Không gian Ladies Lounge tại MONA được dành riêng cho phụ nữ. Ảnh: MONA.

Bảo tàng Museum of Old and New Art (MONA) (Tasmania, Australia) tiếp tục gặp phải bê bối khi loạt tranh được cho là của danh họa Pablo Picasso là "hàng nhái".

Đầu tháng 7, Kirsha Kaechele, nghệ sĩ kiêm giám tuyển người Mỹ, cũng là vợ của chủ sở hữu bảo tàng MONA, thừa nhận bà chính là người thực hiện 3 tác phẩm giả mạo này, Guardian đưa tin.

Vài tháng trước, bảo tàng này từng gây tranh cãi vì trưng bày những tác phẩm nói trên trong nhà vệ sinh nữ, theo Fast Company.

tranh Picasso,  tranh Picasso gia,  bao tang MONA,  Kirsha Kaechele,  bao tang Australia,  nha ve sinh nu,  Pablo Picasso la ai anh 2

Kirsha Kaechele đăng hình ảnh kèm chú thích hình ảnh "Art is not truth" (tạm dịch: "Nghệ thuật không phải sự thật"), được trích từ câu nói của Picasso. Ảnh: kirshakaechele/IG.

Từ năm 2020, nghệ sĩ kiêm giám tuyển người Mỹ Kirsha Kaechele đã tạo ra một khu vực chỉ dành cho phụ nữ tại MONA với tên gọi Ladies Lounge. Đây là không gian sang trọng dành riêng cho phái đẹp thưởng thức nghệ thuật, đồ ăn nhẹ và thức uống.

Theo Kaechele, không gian này còn trưng bày những bức tranh giả, đồ cổ và loạt trang sức "trông có vẻ mới, một số món còn được làm bằng nhựa", cùng với những tấm biển giới thiệu đầy tính châm biếm.

Nghệ sĩ giải thích rằng khu vực lounge phải trưng bày "những tác phẩm nghệ thuật quan trọng nhất trên thế giới" để nam giới "cảm thấy bị bỏ rơi, không được chào đón".

Quyết định này đã châm ngòi cho một cuộc chiến pháp lý về phân biệt giới tính.

Tháng 3, sau khi nhận được khiếu nại từ một khách nam bị từ chối vào Ladies Lounge, Tòa án Dân sự và Hành chính Tasmania đã ra lệnh cho MONA ngừng việc phân biệt giới tính.

Tòa án cho rằng triển lãm này mang tính phân biệt đối xử, những người đàn ông đã phải chịu thiệt thòi khi không được chiêm ngưỡng những tác phẩm được cho là có giá trị lớn.

Trong phiên điều trần trước đó, Kaechele đã mô tả triển lãm tranh là "một bộ sưu tập gồm các tác phẩm được tuyển chọn kỹ lưỡng từ các nghệ sĩ hàng đầu thế giới".

Bất chấp phán quyết của tòa án, Kaechele đã "lách luật" bằng việc chuyển loạt tranh sang khu vực triển lãm mới Ladies Room, một phòng vệ sinh nữ được nâng cấp, vẫn nằm trong khuôn viên bảo tàng. Bằng cách này, bà đã lợi dụng kẽ hở pháp lý để tiếp tục từ chối nam giới.

Nhiều hãng tin đã đưa tin về diễn biến này vào tháng 5, nhưng dường như tính xác thực của nguồn gốc các tác phẩm tranh Picasso trong nhà vệ sinh không được quan tâm.

Ngày 9/7, Kaechele quyết định công khai sự thật trên blog của MONA sau khi nhận được câu hỏi từ một phóng viên và cả Cơ quan Quản lý Picasso tại Pháp về nguồn gốc của các tác phẩm.

"Tôi đã nghĩ sẽ có một chuyên gia nghệ thuật, người hâm mộ Picasso hoặc chỉ là ai đó sẽ tra Google, thấy bức tranh treo ngược và vạch trần tôi trên mạng xã hội, nhưng không ai làm vậy", bà nói.

Sara Gates-Matthews, người phát ngôn của MONA đã từ chối cung cấp thêm thông tin về bức thư mà Kaechele nhận được từ Cơ quan Quản lý Picasso.

Khi được yêu cầu xác nhận tính chính xác của các thông tin trong bài đăng trên blog của Kaechele có tựa đề Art is Not Truth: Pablo Picasso, người phát ngôn chỉ trả lời rằng bài đăng là "lời thú nhận chân thành của Kirsha".

Cơ quan Quản lý Picasso, đơn vị quản lý di sản của cố họa sĩ người Tây Ban Nha, chưa đưa ra bình luận về vụ việc.

Trong bài đăng trên blog, Kaechele còn tiết lộ những câu chuyện bịa đặt về nguồn gốc của các tác phẩm. Chẳng hạn như câu chuyện bà cố của Kaechele đã từng nghỉ hè với Picasso tại lâu đài của bà ở Thụy Sĩ, nơi ông và bà của Kaechele là tình nhân.

Tranh của Picasso bị đặt trong nhà vệ sinh nữ

Loạt tác phẩm của Picasso tại "Ladies Lounge", triển lãm chỉ dành riêng cho nữ giới, được chuyển sang trưng bày trong phòng vệ sinh nữ của bảo tàng MONA.

Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã

Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.

Như Phương

Bạn có thể quan tâm