Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thêm đề văn lớp 9 'có vấn đề'

Nhiều giáo viên cho rằng, đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn lớp 9 mà Phòng GD&ĐT quận Bình Thạnh, TP HCM vừa ra có nhiều vấn đề không phù hợp, thiếu chuẩn, làm khó học sinh.

Phần I của đề thi yêu cầu học sinh “Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải giải nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải).

1. Ý nghĩa của đoạn trích trên muốn nói với chúng ta điều gì?

2. Từ đoạn trích này, 15 tuổi của em và 40 tuổi mừng đất nước thống nhất em đã thấy những gì về “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” hôm nay?

3. Tìm và gọi tên hai phép liên kết câu có trong đoạn trích trên?

4. Viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày ý kiến của em về nhận định sau: Cái gì làm cho người ta trẻ, không phải tuổi tác không phải sức vóc mà là khát vọng?”

Đề thi kết thúc học kỳ II môn Ngữ văn lớp 9, của Phòng GD&ĐT Bình Thạnh. Ảnh: Người Lao Động.

Những đề văn ‘gài bẫy’ học sinh gây tranh cãi

Đề văn khiến học sinh khó hiểu, mất phương hướng lập luận, không biết lựa chọn phương án trả lời... được đánh giá là "gài bẫy" học sinh.

Với phần 1, một giáo viên văn tại TPHCM, nhận định mục 3 của phần này yêu cầu tìm và gọi tên “phép liên kết” cho đoạn trích thơ là chưa phù hợp. Phép liên kết thông thường chỉ dùng cho đoạn văn, đối với thơ thì “biện pháp tu từ” mới chính xác.

Yêu cầu của mục 4 phần 1: Viết một văn bản nghị luận để trình bày ý kiến xung quanh nhận định: Cái gì làm cho ta trẻ, không phải tuổi tác không phải sức vóc mà là khát vọng? Một giáo viên cho rằng, nhận định trên (không ghi rõ nhận định của ai – có thể hiểu là nhận định của người ra đề) có vấn đề, trước hết là lỗi dùng từ: Dùng “cái gì” để nói về tuổi tác, sức vóc, khát vọng là không chuẩn. Không hay khi gọi cái tuổi tác, cái sức vóc, cái khát vọng.

Bên cạnh đó về nội dung, nhận định trên là sai, bởi tuổi tác cũng chính là yếu tố làm người ta trẻ, sức vóc cũng là yếu tố làm người ta trẻ chứ không chỉ khát vọng mới làm cho người ta trẻ. Liệu đây có phải cũng là một dạng đánh đố?

Một giáo viên khác phân tích, phần 2 của đề thi này không phù hợp. Phần 2 đề thi yêu cầu “đọc đoạn trích sau: Thế là tối lại ra đường luôn... Thường xuyên... Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến 5 lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng. Nhưng quả bom nổ... (Trích Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)

Dựa vào nội dung đoạn trích trên, hãy nêu những cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện Những Ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê”.

Theo một giáo viên, đoạn trích và yêu cầu của đề thi là không phù hợp. Học sinh không thể nào nêu cảm nhận của mình khi dựa vào đoạn trích không tiêu biểu, không thể hiện tích cách nhân vật như vậy, không rõ học sinh sẽ viết gì được với đoạn trích chủ yếu nói về bom mìn như vậy.

“Chỉ trong thời gian 90 phút mà đề thi có yêu cầu quá dài, quá sức với với học sinh lớp 9”, giáo viên này nhận định.

Sẽ điều chỉnh đáp án đề văn 'gài bẫy' học sinh

Đề thi Ngữ văn lớp 9 mang tính chất đánh đố khiến học sinh lo lắng, còn giáo viên bức xúc. Trưởng phòng GD&ĐT quận 10, TP HCM cho biết, đang xem xét điều chỉnh đáp án đề thi này.

http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/them-mot-de-van-lop-9-rat-co-van-de-20150425174745474.htm

Theo B.Lâm/Người Lao Động

Bạn có thể quan tâm