Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Thêm hiện tượng lạ xảy ra ở Nhật Bản khi tỷ lệ sinh giảm

Do tỷ lệ sinh giảm, số học sinh tốt nghiệp ít dần, giá của một cuốn album ảnh kỷ yếu bất ngờ tăng mạnh và khiến nhiều gia đình căng thẳng.

Số học sinh tốt nghiệp ở Nhật Bản ngày càng ít do tỷ lệ sinh giảm. Ảnh: East Asia Forum.

Ký ức của bạn đáng giá bao nhiêu?

Tại Nhật Bản, "ký ức" tăng giá chóng mặt trong thời gian gần đây và có thể lên đến 38.000 yen (tương đương 250 USD).

Con số 38.000 yen này là chi phí để học sinh mua một cuốn kỷ yếu tốt nghiệp ở trường. Đối với học sinh Nhật Bản, kỷ yếu là vật chứa đựng những kỷ niệm quý giá, nhưng việc tăng giá chóng mặt như thời điểm hiện tại có thể khiến nhiều gia đình căng thẳng, theo Mainichi Shimbun.

ty le sinh giam anh 1

Học sinh phải chi nhiều tiền hơn để sở hữu một cuốn album ảnh kỷ yếu. Ảnh minh họa: Gimmeaflakeman.

Lạm phát giá kỷ yếu

Theo một khảo sát của tổ chức phi chính phủ quốc tế Save the Children Japan, trung bình một cuốn kỷ yếu của học sinh tiểu học trong năm 2023 chỉ ở mức 11.179 yen (khoảng 73 USD), còn học sinh THCS cần trả 11.227 yen (tương đương 74 USD) cho ký ức thời đi học của mình.

Phó giáo sư Shoko Fukushima tại Viện Công nghệ Chiba - người chuyên nghiên cứu các tài liệu, công cụ giáo dục và các vấn đề tài chính trường học - cũng nói rằng một cuốn album ảnh kỷ yếu khoảng 10.000-20.000 yên (66-132 USD). Bà rất sốc khi biết món đồ này lại tăng giá chóng mặt vào năm 2024.

Mua album ảnh kỷ yếu đã trở thành một điều không thể thiếu tại Nhật Bản, các cha mẹ cũng cảm thấy họ cần mua một cuốn để làm kỷ niệm cũng như đánh dấu mốc mới cho sự trưởng thành cho con.

Tuy nhiên, do tỷ lệ sinh giảm, số lượng trẻ đi học ít hơn khiến giá mỗi cuốn kỷ yếu tăng mạnh. Cùng với đó là lạm phát khiến chi phí giấy và in ấn tăng.

Hơn nữa, kỷ yếu ngày nay "nâng cấp" hơn xưa, ngoài album ảnh in màu, kỷ yếu còn kèm theo DVD nên đó cũng là lý do cha mẹ Nhật Bản phải chi gấp đôi số tiền để "mua" kỷ niệm cho con.

ty le sinh giam anh 2

Chụp ảnh kỷ yếu để lưu giữ kỷ niệm là truyền thống của học sinh Nhật Bản. Ảnh minh họa: Mainichi Shimbun.

Không thể bỏ kỷ yếu

Trước tình trạng giá album kỷ yếu tăng vọt, làng Chosei ở tỉnh Chiba quyết định trợ cấp 10.000 yen (khoảng 66 USD) cho mỗi học sinh tốt nghiệp tiểu học và THCS công lập.

Như vậy, ước tính làng đã chi ra 1,94 triệu yen (khoảng 12.800 USD) để phục vụ kế hoạch này.

Làng Chosei có 3 trường tiểu học và một trường THCS. Trường có ít học sinh thì giá kỷ yếu có xu hướng tăng cao hơn.

Ví dụ, tại trường Tiểu học Hitotsumatsu - nơi chỉ có 18 học sinh tốt nghiệp trong năm 2024 - giá mỗi cuốn album kỷ yếu lên đến 38.000 yen (hơn 251 USD).

Trong khi đó, kỷ yếu ở trường Tiểu học Yatsumi, Tiểu học Takane và THCS Chosei chỉ dao động trong khoảng 10.000-17.000 yen (66-112 USD).

Mặc dù gia đình các học sinh đều mua album kỷ yếu, làng Chosei vẫn quyết định trợ giá. Lý do là các lãnh đạo trong làng hiểu tâm lý phụ huynh, họ sẽ không hủy đơn dù biết giá sản phẩm đắt hơn dự tính ban đầu.

Nói thêm về chuyện mua kỷ yếu, PGS Shoko Fukushima nói rằng do kỷ yếu rất đắt, các giáo viên cần phải có trách nhiệm đảm bảo tất cả học sinh đều được hưởng công bằng khi xuất hiện trong album ảnh.

Ngoài ra, bà Fukushima cũng cho rằng ngành giáo dục cần xem xét lại mục đích của "truyền thống" làm kỷ yếu vì ngoài vấn đề tốn kém, kỷ yếu cũng tạo ra gánh nặng đáng kể về thời gian và công sức cho giáo viên.

"Chúng ta cần phải xem lại những tác động giáo dục của việc làm kỷ yếu. Hơn nữa, chúng ta cũng không nhất thiết phải quá trau chuốt cuốn album. Tôi nghĩ rằng một cuốn kỷ yếu nhỏ gọn và đơn giản cũng có thể giúp học sinh lưu trữ những kỷ niệm thời đi học", bà Fukushima nhấn mạnh.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Chuyện gì đang xảy ra với học sinh Nhật Bản?

Chính phủ khuyến nghị trẻ cần ngủ 8-12 giờ mỗi ngày nhưng thực tế các em ngủ rất ít, thậm chí còn mắc hội chứng "lệch múi giờ xã hội".

Thái An

Bạn có thể quan tâm