Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Thích đồ hiệu hot nhưng ngại đụng hàng

Chi số tiền lớn mua hàng hiệu, nhiều tín đồ thời trang chán nản khi bị đụng hàng "nhan nhản". Những sản phẩm hot nhất của nhà mốt còn bị làm nhái với mức giá rẻ bất ngờ.

Nhiều tín đồ thời trang "bỏ rơi" đồ hiệu vì không muốn đụng hàng, bị cho là bắt chước. Ảnh minh họa: Phương Lâm.

Có trong tay thẻ VIP của một số thương hiệu thời trang cao cấp, Đoan Khang (28 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) thường nhận được suất mua đầu cho các sản phẩm “chim mồi” mới ra mắt.

Ban đầu, cô hào hứng khi thuộc nhóm khách hàng đầu tiên sở hữu sản phẩm nổi bật nhất mùa. Tiêu biểu, trước khi mẫu túi Book Tote của Christian Dior chính thức lên kệ, cô đã kịp tậu một chiếc size lớn cho bộ sưu tập của mình.

Tuy nhiên, tâm lý chán nản bắt đầu xuất hiện khi Đoan Khang nhận thấy chiếc túi nhanh chóng phủ sóng khắp nơi, từ đường phố, bãi biển cho đến những hội, nhóm chuyên bán hàng nhái, “dupe” trên mạng xã hội.

“Khi đem theo Christian Dior Book Tote trong chuyến du lịch, tôi bắt gặp 5-7 người cũng sử dụng mẫu túi y hệt. Tình trạng đụng hàng khó tránh vì đây là món đồ hoàn hảo để chụp ảnh tại bãi biển”, cô kể lại với Zing.

Đụng hàng

Các món đồ “chim mồi” hay “chuẩn IT” là sản phẩm đinh của nhiều thương hiệu. Chúng thường là phụ kiện như túi xách hoặc trang sức (phù hợp với nhiều dáng người, giới tính), được nhiều người nổi tiếng lăng xê và có thể đem về doanh thu lớn cho nhãn hàng.

dung hang anh 1

Sở hữu nhiều sản phẩm hot, Đoan Khang liên tục bắt gặp tình trạng đụng hàng.

Nổi tiếng khắp đường phố và mạng xã hội, song những thiết kế này có thể trở thành nỗi ám ảnh với những tín đồ thời trang đề cao sự độc đáo, khác biệt.

Như Đoan Khang, việc mua sắm những sản phẩm hot nhất của nhà mốt lại khiến cô nhiều lần e ngại bởi khả năng đụng hàng cao, trong đó có cả những người sử dụng hàng nhái, giả.

Ví dụ, mẫu túi Hermès Kelly 20 và Hermès Birkin 25 của cô thường xuyên rơi vào tình trạng trùng lặp với người khác. Xách túi đến nhà hàng, trung tâm thương mại hay phòng gym, cô đều bắt gặp ít nhất một người cầm trên tay món phụ kiện tiền tỷ tương tự.

“Không ít lần, tôi phát hoảng khi thấy các phiên bản dupe, nhái được rao bán tràn lan trên mạng xã hội với mức giá chỉ vài triệu đồng”, cô nói.

Tương tự Đoan Khang, Lâm Tùng (28 tuổi, TP.HCM) cũng tỏ ra chán nản khi nhiều sản phẩm đồ hiệu của mình liên tục đụng hàng “nhan nhản” trên đường phố.

Năm 2017, anh chi 250 triệu đồng mua chiếc áo Jacquard Denim Baseball Jersey Blue của thương hiệu Louis Vuitton. Chàng trai yêu thích kiểu dáng, màu sắc sành điệu cùng họa tiết logo in chìm của mẫu áo.

Tuy nhiên, anh chỉ mặc thiết kế này ít lần, sau đó cất sâu trong tủ.

“Ra đường, tôi thấy rất nhiều người mặc chiếc áo giống hoặc na ná với mình. Một số chiếc, tôi còn phát hiện ra là bản nhái. Tôi quyết định không diện mẫu áo đó nữa, tránh đụng hàng hoặc bị người khác nhầm tưởng dùng hàng dupe”, anh chia sẻ.

dung hang anh 2

Lâm Tùng sở hữu nhiều món đồ on-trend của thương hiệu Louis Vuitton.

Trong khi đó, Thanh Vân (32 tuổi, quận Ba Đình, Hà Nội) lại quen thuộc với tình trạng trùng đồ khi các sản phẩm cổ điển mà cô yêu thích được nhiều fashionista, influencer liệt kê vào danh sách “Đồ hiệu phải có”, “Đồ hiệu cho người mới chơi”.

Chanel Classic Flap Bag và Louis Vuitton Neverfull là 2 mẫu túi “đi đâu cũng gặp” mà Thanh Vân sở hữu.

Trong khi Chanel Classic Flap Bag dễ đụng hàng vì tính tiện dụng, Louis Vuitton Neverfull lại tạo ra khao khát sở hữu cho khách hàng vì khả năng tăng giá mỗi năm.

“Thấy món đồ nào nhiều người dùng, tôi dần mất đi thiện cảm, ít sử dụng hơn”, cô cho hay.

Khi xây dựng phong cách thanh lịch, cổ điển, Thanh Vân đoán rằng mình ít có khả năng đụng hàng. Nhưng trái ngược với dự đoán, dù không chạy theo xu hướng, sử dụng sản phẩm on-trend, cô vẫn liên tục dùng trùng túi xách, giày dép.

“Tôi không ít lần phải rao bán lại món đồ vì không muốn trùng lặp, bị cho là bắt chước”, cô nói thêm.

Tìm lối ra

Ám ảnh với tình trạng đụng hàng, Thanh Vân bắt đầu tìm đến sản phẩm của các nhãn hiệu chất lượng nhưng kín tiếng hơn. Gần đây, cô thường xuyên mua váy áo của nhà mốt trẻ 13 De Marzo (Pháp) và nhận ra tỷ lệ trùng lặp giảm hẳn.

Cô cho biết khi nhiều người biết tới thương hiệu này, cô sẽ tiếp tục chuyển đổi nơi mua sắm.

“Đôi khi, tôi phải ngậm ngùi ‘bỏ rơi’ các thương hiệu ưa thích vì sản phẩm của họ trở nên phổ biến, tràn lan khắp nơi”, Thanh Vân tâm sự.

dung hang anh 3

Thanh Vân tìm kiếm các thương hiệu mới, sản phẩm độc đáo để tránh tình trạng trùng đồ.

Khác với Thanh Vân, Lâm Tùng vẫn theo đuổi các mẫu thời trang xu hướng nhất của các nhà mốt. Anh thừa nhận mình mắc hội chứng FOMO (hội chứng sợ bỏ lỡ), không muốn đứng ngoài bất cứ trào lưu nào.

Tuy vậy, để tránh việc chán ghét quần áo vì đụng hàng, anh quyết định sẽ bán thanh lý một số mẫu vào cuối mùa, sau đó mua sản phẩm mới.

“Thường xuyên mua sắm hàng hiệu on-trend, tôi chỉ sử dụng một mùa mốt, bán lại vào cuối mùa hoặc sớm hơn nếu nhận ra trùng đồ liên tục”, Lâm Tùng chia sẻ.

Trong khi đó, giải pháp của Bảo Ngọc (27 tuổi, TP Thủ Đức, TP.HCM) là theo đuổi hàng hiệu vintage. Cô dành nhiều thời gian săn lùng các mặt hàng đã dừng sản xuất, chỉ còn trên thị trường thứ cấp.

Các sản phẩm collectibles (được mua bán, trao đổi bởi các nhà sưu tầm) thường có mức giá cao hơn giá gốc, song Ngọc chấp nhận chi trả khoản chênh để sở hữu đồ hiếm. Thậm chí, khi mua lại item này, cô còn tốn thời gian, công sức mặc cả với người bán, tránh tình trạng mua “hớ”.

Trong tủ đồ tại nhà, Bảo Ngọc dành chỗ đặc biệt cho đôi Gucci Pumps Tricolor và dây chuyền ngọc trai Chanel. Đây là 2 món đồ cô phải săn lùng và thương lượng nhiều lần với đại lý bán lại để sở hữu.

Theo Bảo Ngọc, sự khan hiếm và sức sống vượt thời gian của những món đồ vintage tạo ra sức hút, mức giá thành cao. Sản phẩm “old but gold” (tạm dịch: “cũ nhưng đắt giá”) là sự lựa chọn của các tín đồ thời trang đề cao sự độc nhất như Ngọc.

“Khi đăng tải hình ảnh về các thiết kế vintage trên trang cá nhân, tôi nhận về nhiều bình luận hỏi giá và địa chỉ mua sắm. Tôi khó lòng chia sẻ vì đa phần sản phẩm này đều không có trên website, chỉ còn duy nhất 1-2 món tại thị trường bán lại”, Bảo Ngọc nói.

Theo The Wall Street Journal, phần lớn khách hàng thời trang mua sắm váy áo giống bạn bè, người thân để cảm thấy thuộc về một cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, việc nhìn thấy một mẫu váy áo, giày dép xuất hiện nhiều xung quanh có thể gây ra sự khó chịu.

Việc đụng hàng khiến nhiều người cảm thấy bản thân trở nên kém đặc biệt, quan trọng trong một hội nhóm, tổ chức. Danh tính thời trang, phong cách cá nhân của họ bị xâm phạm.

“Tôi không đeo một chiếc kính mắt trùng với bạn bè, đồng nghiệp của mình”, Preston Davis, cựu biên tập viên tạp chí Vogue, chia sẻ.

Trong thời đại công nghệ số, hình ảnh về một món đồ thời trang có thể tràn lan trên mạng xã hội. Điều này khiến việc trùng đồ diễn ra thường xuyên, phổ biến hơn.

Ngộ nhận đại sứ thương hiệu

Sự nhầm lẫn về vai trò đại sứ thương hiệu của Hyein (NewJeans) và RM (BTS) gần đây cho thấy điểm khác biệt giữa vị trí này và các chức danh đại diện khác của nhãn hàng thời trang.

Mỗi bộ quần áo mang đến một thông điệp riêng

Cuốn sách Bạn đỡ ngu ngơ rồi đấy là sự chiêm nghiệm của tác giả David McRaney về thế giới quan của con người thông qua các câu chuyện tâm lý học hành vi rất gần gũi. Theo ông, cùng với các loại vũ khí và công cụ, quần áo đã được phát triển như một trong những loại hình nghệ thuật đầu tiên, và cũng là một trong những biểu hiện bằng vật chất đầu tiên từ thế thế giới nội tâm phong phú của con người.

Vay ao xanh neon dang phu song hinh anh

Váy áo xanh neon đang phủ sóng

0

Neoncore (trang phục màu xanh neon) đang được nhiều ngôi sao như Zendaya, Kendall Jenner và Hailey Bieber hưởng ứng. Đây là xu hướng trong năm 2023, thế cho màu hồng Barbie.

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm