Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thờ ơ với ngày hội săn sale 11/11

Có trải nghiệm mua sắm không mấy hiệu quả trong các đợt giảm giá trước đây, nhiều người trẻ không còn mặn mà với ngày 11/11.

Ngày 11/11, khi nhiều sàn thương mại điện tử và cửa hàng đồng loạt tung ưu đãi, Trần Lan Anh (sinh năm 1995, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) vẫn rất ung dung.

Khoảng hai năm qua, cô đã không mảy may quan tâm đến những chương trình giảm giá. Đó là tâm lý Lan Anh có được sau khá nhiều lần mua đồ sale rồi cất đi, không có nhu cầu dùng đến.

“Trước đây, mình rất hào hứng trước những đợt sale, thường thức đêm để canh giờ giảm giá. Mình từng mua được nhiều món đồ gia dụng, làm đẹp trên sàn thương mại điện tử với mức giá giảm sâu, nhưng khi lấy hàng lại nhận ra mình không thực sự thích chúng. Sau nhiều lần tốn kém cho những đơn hàng như vậy, giờ đây, mình không còn hứng thú săn sale nữa”, Lan Anh chia sẻ cùng Zing.

Có tiền cũng không mua sắm

Theo Lan Anh, cô thấy nhiều người rất giỏi săn sale, có thể thức khuya hoặc hẹn giờ để tranh những mã giảm giá. Thậm chí, họ còn dành thời gian hàng giờ để chơi game trên ứng dụng nhằm có được ưu đãi mua hàng.

Tuy nhiên, Lan Anh lại rất ngại làm điều tương tự.

Cô cho rằng có lẽ do bản thân không quá thích mua sắm nên không muốn dành nhiều thời gian trên các sàn thương mại.

“Có nhiều bạn mua được đơn hàng rất hời, giảm giá đến mấy trăm nghìn hoặc tiền triệu. Nhưng mình nghĩ rằng của rẻ là của ôi và mua sắm cũng nên để người bán có lãi.

Được giảm giá thì cũng vui thật đấy, nhưng mình quan tâm đến thời gian và tính hiệu quả của món đồ mua được hơn”, Lan Anh nói.

Hồ Thúy Hạnh (sinh năm 1998, ngụ quận 7) cũng không mấy mặn mà với ngày “siêu sale” 11/11. Cô cho biết mình chưa bao giờ hào hứng với việc săn sale, tìm kiếm mã giảm giá. Đối với Hạnh, mua hàng sale mới chính là điều gây lãng phí.

gioi tre mua sam giam gia anh 2

Thúy Hạnh chưa khi nào có hứng thú với những "ngày hội" giảm giá.

“Mình chỉ mua sắm những món đồ thật sự cần thiết. Việc mua những món đồ giảm giá nhưng mang về nhà không hề dùng tới, hoặc mua đồ giá rẻ với chất lượng thấp, mau hỏng, lại càng gây tốn kém. Trong các đợt sale, có tiền mình cũng không mua sắm”, Thúy Hạnh tâm sự.

Theo Hạnh, thêm một điều khác khiến cô ngại săn sale chính là thời gian chờ đợi nhận hàng rất lâu so với ngày mua hàng thông thường.

“Trước đây, mình đã chờ ngày sale để mua một món đồ nội thất. Đơn hàng của mình không được giảm giá, chỉ được miễn phí vận chuyển với lộ trình từ Hà Nội vào TP.HCM. Khi đó, dù không phải đợt dịch, nhưng đơn ở chế độ chờ lấy hàng và lưu kho rất lâu, trong khoảng một tháng. Từ đó, mình càng có tâm lý né mua sắm ngày sale để có thể nhận hàng sớm, thuận tiện hơn”, Hạnh chia sẻ.

Ảnh hưởng do dịch bệnh

Tương tự Lan Anh và Thúy Hạnh, Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc (sinh năm 2003, ngụ Hà Nội) không hề mua sắm trong “ngày hội” giảm giá.

Theo Bảo Ngọc, vào buổi tối trước ngày 11/11, cô đã nghĩ đến việc săn sale, còn hẹn giờ để kịp “chớp” mã giảm giá. Nhưng khi xem xét lại số quần áo, đồ làm đẹp đã bỏ sẵn trong giỏ hàng, cô nhận ra hầu hết đều là sản phẩm không quá cần thiết.

Tình hình dịch bệnh chính là nguyên nhân khiến Ngọc muốn tiết kiệm hơn, không sa đà vào mua sắm.

“Hiện tại, mình hạn chế ra đường bởi lo ngại dịch bệnh, không có nhu cầu mua quần áo nhiều như trước đây. Mình cảm thấy rất thoải mái vì đã có thể tiết kiệm tiền. Trong đợt dịch này, khi các biện pháp phòng dịch có thể được thắt chặt hơn gây khó khăn, mình không muốn lãng phí của bản thân và bố mẹ”, Bảo Ngọc chia sẻ.

gioi tre mua sam giam gia anh 3

Bảo Ngọc xóa hết sản phẩm trong giỏ hàng vì không muốn lãng phí mua sắm trong đợt dịch.

Ngoài ra, theo Ngọc, ngày 11/11 không phải đợt sale lớn duy nhất trên các sàn thương mại điện tử.

Đặc biệt vào giai đoạn mùa lễ hội và cuối năm, có rất nhiều nhãn hàng, cửa hiệu tung chương trình giảm giá.

“Vào các đợt sale ngày 12/12 hoặc Giáng sinh, năm mới, nếu cần mua gì, mình sẽ cân nhắc sau. Sự thật là có rất nhiều dịp giảm giá, mình sẽ mua sắm vào thời điểm phù hợp với nhu cầu của bản thân”, Ngọc cho hay.

Sự lo ngại về thu nhập trong bối cảnh dịch bệnh cũng khiến Nguyễn Ngọc Thanh (sinh năm 1995, ngụ TP Thủ Đức) dè dặt hơn khi mua sắm, ngay cả trong đợt sale.

Trước đây, cô thường tranh thủ những ngày giảm giá để mua một số mặt hàng gia dụng, mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên đến hiện tại, cô đã từ bỏ hầu hết kế hoạch mua sắm, tích lũy nhiều hơn đề phòng tình huống bất ngờ.

"Trải qua đợt dịch vừa rồi với sự tăng giá, khan hiếm của mặt hàng thực phẩm, mình muốn tiết kiệm nhiều hơn. Ngày hôm nay, khi lướt mạng xã hội, mình thấy nhiều KOL giới thiệu các deal hời để mua sắm như mua ba sản phẩm giảm 40%, mua son tặng phấn phủ và phụ kiện trang điểm... Nhưng mình có thể lướt qua những bài đăng này một cách bình thản. Dịch bệnh đã làm thay đổi suy nghĩ của mình về việc mua sắm", Ngọc Thanh nói.

Một thế hệ trẻ không thể sống chung với người khác

Sau một năm chuyển ra ở riêng, Thương hối hận vì đã không làm điều đó sớm hơn. Cuộc sống một mình thoải mái đến nỗi giờ chỉ cần nghĩ đến việc phải ở chung với ai đó, cô đã thấy sợ.

Thục Hạnh

Bạn có thể quan tâm