Sau một thời gian tiêm chủng phòng Covid-19, những câu hỏi về hiệu lực bảo vệ của vaccine tốt nhất vào khi nào và kéo dài trong bao lâu được đặt ra. Chúng cũng trở thành chủ đề được quan tâm khi một số nghiên cứu bắt đầu chỉ ra hiệu quả của vaccine đang giảm dần. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy vaccine vẫn có hiệu quả cao trong việc giảm nhập viện.
Hiệu lực của vaccine Covid-19 sau khi tiêm đủ 2 liều
Kết quả nghiên cứu giai đoạn 3 của Pfizer/BioNTech cho thấy vaccine an toàn và hiệu quả đến 95% trong việc bảo vệ chống lại Covid-19 ở những người từ 16 tuổi trở lên. Ngoài ra, vaccine này an toàn và có hiệu lực rất tốt ở trẻ em từ 12 đến 15 tuổi, đồng thời tạo ra phản ứng kháng thể mạnh mẽ.
Vaccine Moderna đạt 93,2% hiệu quả bảo vệ khỏi nhiễm bệnh và 98,2% trong việc ngăn ngừa bệnh nặng. Vaccine AstraZeneca có hiệu quả chống lại SARS-CoV-2 là 79%.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho người dân TP.HCM. Ảnh: Phạm Ngôn. |
Với Sinopharm, hiệu quả sau thử nghiệm lâm sàng cũng là 79%, tuy nhiên hiệu lực thực tế của vaccine này có khác biệt lớn giữa những quốc gia khác nhau. Ví dụ, số liệu tại Peru cho thấy hiệu quả chống Covid-19 của vaccine Sinopharm trên nhân viên y tế chỉ là 50,4%.
Thời gian để các loại vaccine đạt hiệu quả cao nhất là trên 14 ngày sau liều thứ hai. Hiện có nhiều công bố chỉ ra rằng hiệu quả của vaccine bị suy giảm nhanh hơn khi chống lại các chủng đột biến SARS-CoV-2, ví dụ như Delta.
Tóm tắt kết quả nghiên cứu công bố bởi The Independent đối với chủng Delta, vaccine Pfizer/BioNTech có hiệu quả 90% ở thời điểm một tháng sau liều tiêm thứ hai. Tuy nhiên, con số này đã giảm xuống 85% sau hai tháng và 78% sau ba tháng, tổng cộng là 12%.
Pfizer cũng từng trích dẫn các thống kê khả năng bảo vệ của vaccine sẽ giảm dần theo thời gian. Hãng dược này cũng đã khuyến nghị mũi tiêm tăng cường. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và CDC gần đây đã cho phép tiêm mũi nhắc lại vaccine Pfizer nhưng chỉ dành cho một số trường hợp. Trong đó có những người từ 65 tuổi trở lên hoặc điều kiện làm việc nguy cơ cao và đều đã tiêm liều thứ 2 ít nhất 6 tháng trước.
Ngoài ra, với vaccine AstraZeneca được sử dụng rộng rãi ở Anh, châu Âu và các nơi khác, hiệu quả chỉ giảm 6%, từ 67% xuống 61% trong cùng khoảng thời gian. Vaccine AstraZeneca khởi điểm có hiệu quả thấp hơn nhiều so với Pfizer/BioNTech. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tính toán quỹ đạo và cho thấy 2 loại vaccine này sẽ có hiệu quả tương tự sau khoảng 5 tháng sau khi tiêm đủ 2 liều.
Một vài nghiên cứu cho thấy hiệu quả của Moderna chống lại Covid-19 và ngăn ngừa nhập viện được duy trì ổn định trong khoảng thời gian 4 tháng.
Theo phân tích mẫu lấy từ các nhân viên y tế được tiêm chủng, khoảng 5 tháng sau khi tiêm liều Sinopharm thứ hai, nồng độ trung bình của kháng thể trung hòa chống lại virus giảm còn 70%.
Yếu tố ảnh hưởng thời gian miễn dịch
Thời gian miễn dịch còn phụ thuộc vào sự khác biệt trong phản ứng miễn dịch của mỗi người dựa trên các yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe và những loại thuốc đang dùng. Tuy có sự suy giảm, các loại vaccine vẫn có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa nhiễm bệnh bởi bất kỳ loại biến thể nào, bao gồm cả Delta. Bên cạnh đó, chúng có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nhập viện hoặc tử vong khi mắc Covid-19.
Tuổi tác, tình trạng sức khỏe và những loại thuốc đang dùng có ảnh hưởng đến thời gian miễn dịch sau khi tiêm vaccine. Ảnh minh họa: Duy Hiệu. |
Đối với những người trên 60 tuổi, có bệnh nền hay hệ miễn dịch bị suy giảm, lượng kháng thể sẽ thấp hơn so với người khỏe mạnh. Do đó, liều bổ sung thứ 3 cần được cân nhắc sau 6 tháng để đảm bảo khả năng bảo vệ mạnh mẽ khỏi các biến chủng của SARS-CoV-2, đặc biệt là Delta với khả năng lây nhiễm mạnh như hiện nay, dù vaccine vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng.
Hiện đã có nhiều nước thực hiện mũi tiêm thứ 3 cùng những tài liệu chứng minh độ an toàn và lượng kháng thể tăng gấp nhiều lần. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Bahrain và Hungary là những nước đầu tiên áp dụng liều bổ sung cho các đối tượng đặc biệt, gồm cả nhân viên y tế hay người có nguy cơ tiếp xúc thường xuyên với Covid-19.
Anh đã thực hiện tiêm 2 triệu mũi vaccine tăng cường cho các đối tượng có nguy cơ cao. Danh sách bao gồm những người từ 50 tuổi trở lên, nhân viên y tế tuyến đầu, những người từ 16 đến 49 tuổi có bệnh nền khiến họ có nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng, trường hợp chăm sóc người lớn tuổi, sống cùng nhà với bệnh nhân bị ức chế miễn dịch.
Tại Hungary, chính phủ khuyến khích liều thứ 3 cho những ai đã tiêm đủ 2 mũi Sinopharm (đặc biệt trên 60 tuổi) do lo ngại các kháng thể bảo vệ chống lại Covid-19 của vaccine này là không đủ.
Bài viết do TS.DS Phạm Đức Hùng (từng thực tập ở Đại học Harvard, Mỹ; tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ) và Dược sĩ Trần Thị Quốc Tuyến (Hành nghề tại Hungary) cung cấp thông tin.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.