Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Thời khắc giao thừa nên làm gì để may mắn quanh năm?

Trong thời khắc giao thừa, người Việt thường có những hành động đẹp, hướng tới một năm may mắn.

Giao thua anh 1

Câu 1. Tại sao cúng giao thừa được gọi là lễ trừ tịch?

  • Trừ tịch nghĩa là trừ ma quỷ
  • Thời điểm chuyển giao sang năm mới
  • Trừ tịch nghĩa là năm mới
  • Trừ tịch nghĩa là tống cựu nghênh tân

Theo sách "100 điều nên biết về phong tục Việt Nam", giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Người Việt thường tiến hành lễ cúng trừ tịch để “khu trừ mà quỷ”. Do đó, giao thừa còn có tên gọi lễ trừ tịch.

Giao thua anh 2

Câu 2. Thời khắc giao thừa nên làm gì để may mắn cả năm?

  • Lì xì cho trẻ em
  • Ăn trái cây có ruột màu đỏ
  • Uống một ít bia
  • Chúc nhau những lời tốt đẹp

Người Việt rất coi trọng thời khắc giao thừa. Theo sách "100 điều nên biết về phong tục Việt Nam", trong thời khắc chuyển sang năm mới này, người Việt thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất để được may mắn quanh năm.

Giao thua anh 3

Câu 3. Lễ cúng giao thừa nhằm mục đích gì?

  • Tỏ lòng thành kính với tổ tiên
  • Xóa bỏ điều không vui của năm cũ
  • Chào đón năm mới
  • Cả 3 mục đích trên

Theo tục lệ cổ truyền, thời điểm giao thừa, người Việt có 2 mân cỗ để cúng trong nhà và ngoài trời. Lễ trong nhà cúng tổ tiên, để bỏ đi hết những điều xấu của năm cũ, đón những điều tốt đẹp của năm mới. 

Giao thua anh 4

Câu 4: Nghi lễ cúng giao thừa trong nhà, đầu tiên phải cúng?

  • Thổ Công
  • Thổ Địa
  • Thổ kỳ
  • Tổ tiên

Cúng giao thừa trong nhà là nghi lễ cúng tổ tiên vào thời khắc giao thời giữa hai năm cũ - mới, nhằm cầu mong tổ tiên phù hộ cho gia đình mình. Tuy nhiên, trước khi cầu cúng tổ tiên, gia chủ phải khấn Thổ Công, vị thần được quan niệm là cai quản trong nhà trước để xin phép.

Giao thua anh 5

Câu 5. Xông đất có nghĩa là? 

  • Người đầu tiên bước chân vào nhà sau giao thừa
  • Người đầu tiên bước chân vào nhà buổi súng mùng 1
  • Người đầu tiên bước chân vào nhà sau lễ cúng trừ tịch
  • Người đầu tiên bước chân vào nhà sau lễ cúng giao thừa

Tục xông đất có từ rất lâu đời ở nước ta, người dân quan niệm mùng 1 khai trương một năm mới, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, có thể mang tới may mắn cả năm cho gia chủ. Theo quan niệm của người Việt, xông đất tức là người bước chân đầu tiên vào nhà bắt đầu sau giao thừa.

Giao thua anh 6

Câu 6: Trước khi xuất hành đầu năm mới, người ta thường chọn…?

  • Ngày hoàng đạo
  • Giờ hoàng đạo
  • Hướng đi tốt
  • Cả 3 đáp án trên

Xuất hành là lần ra khỏi nhà đầu tiên trong năm, thường được thực hiện vào ngày tốt đầu tiên của năm mới. Trước khi xuất hành, người ta thường chọn ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo và hướng đi tốt, phù hợp tuổi từng người cụ thể.

Giao thua anh 7

Câu 7. Hái lộc đầu năm là tục lệ của miền nào?

  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Tây Nguyên
  • Miền Nam

Theo quan niệm tín ngưỡng của nhân dân miền Bắc, nếu nơi xuất hành đến chùa chiền thì sau lễ cúng, người ta thường hái một cành lộc đẹp với ngụ ý xin hưởng chút lộc của thần, phật. Cành lộc thường được đem về cắm ở bàn thờ. Miền Trung và miền Nam không có tục hái lộc đầu năm.

Giao thua anh 8

Câu 8. Sáng mùng 1 Tết còn được gọi là ngày gì?

  • Ngày Phụ Đán
  • Ngày Chính Đán
  • Ngày Nguyên Đán
  • Ngày Tân Đán

Sáng mùng 1 Tết còn được gọi là ngày Chính Đán. Trong ngày này, mọi người sẽ tụ tập để chúc thọ cho ông bà, cha mẹ và các bậc cao niên. Trong 3 ngày Tết, người ta cũng thường dành thời gian để đi chúc tết người thân, họ hàng.


Tái hiện lại hình ảnh dựng cây Nêu Cây Nêu là hình ảnh quen thuộc, gắn liền với Tết Nguyên Đán của nước ta trước đây.

Ngày nào quan trọng nhất trong 3 ngày Tết?

"Ba ngày Tết" là cụm từ gần gũi, thân quen, gắn liền người Việt. Bạn biết gì về ngày này và Tết Nguyên Đán?

Nguyễn Thanh Điệp

Nguồn: Sách "100 điều nên biết về phong tục Việt Nam"

Bạn có thể quan tâm