Tờ Reuters ngày 14/8 đưa tin mạng xã hội đang lan truyền thông tin bóp méo từ một nghiên cứu gây tranh cãi. Nhiều tài khoản dẫn nghiên cứu này và cho rằng đây là bằng chứng cho thấy các vaccine Covid-19 được phát triển theo công nghệ mRNA làm thay đổi cấu trúc gene (DNA) của người tiêm.
Sau khi điều tra, nhóm kiểm chứng sự thật (Fact Check) của Reuters khẳng định nghiên cứu từ nhóm các nhà sinh vật học của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) không kết luận vaccine ngừa Covid-19 làm thay đổi DNA của người được tiêm chủng.
Thông tin sai sự thật liên quan một bài báo chưa được thẩm định (đánh giá ngang hàng), xuất hiện vào tháng 12/2020. Tác giả của bài báo gồm hai nhà nghiên cứu sinh vật học của MIT, Mỹ. Họ cho rằng SARS-CoV-2 có thể chỉnh sửa DNA của con người.
Ngay lập tức, nghiên cứu vấp phải chỉ trích nặng nề của một số chuyên gia, thậm chí có ý kiến khẳng định bài báo “nặng nề, nguy hiểm và vô căn cứ”.
Thông tin "vaccine mRNA làm thay đổi DNA" là sai sự thật, khiến nhiều người nảy sinh tâm lý e ngại vaccine Covid-19. Ảnh: CNBC. |
Tháng 3, một blogger đăng tải lên mạng xã hội bài viết với tiêu đề: "Nghiên cứu của MIT và Harvard cho thấy vaccine mRNA có thể thay đổi vĩnh viễn DNA". Blogger suy đoán về tác động của bài nghiên cứu với vaccine Covid-19.
Người này cũng thừa nhận "nghiên cứu không cho thấy mRNA từ vaccine hiện tại tác động vào DNA của chúng ta". Song, đến cuối cùng, tác giả lại khẳng định: "Tôi không đưa tuyên bố vaccine mRNA sẽ thay đổi vĩnh viễn DNA của bạn nhưng tôi tin nghiên cứu này xác nhận điều đó hợp lý và rất có thể sẽ xảy ra".
Sau đó, bài viết liên tục được các tài khoản khác trên mạng chia sẻ lại. Thậm chí, trên Twitter, một tài khoản viết: "Harvard và MIT vừa chứng minh dưới góc độ khoa học về việc vaccine mRNA biến đổi vĩnh viễn DNA". Theo Reuters, điều này hoàn toàn trái ngược với bài báo gốc của các tác giả.
Nghiên cứu của nhóm tác giả tại MIT đã hoàn thiện, được thẩm định và công bố vào tháng 5. Bài báo tiết lộ lý do một số bệnh nhân có kết quả dương tính với nCoV sau thời gian dài khỏi Covid-19.
Tuy nhiên, nó vẫn gây tranh cãi. Một nghiên cứu được công bố đầu tháng 6 đã không thừa nhận kết luận của nghiên cứu nêu trên.
Meedan Health Desk dẫn kết luận của hai chuyên gia cho rằng không có bằng chứng cho thấy mRNA trong vaccine ngừa Covid-19 có thể hợp nhất với DNA của người.
Trong khi đó, MedPage Today bày tỏ sự quan ngại về việc cộng đồng đang hiểu sai kết quả nghiên cứu, dẫn tới tâm lý phản đối vaccine dù nhóm tác giả đã nhấn mạnh công trình của họ không liên quan vaccine hay sức khỏe con người.
Chia sẻ với Genetic Engineering and Biotechnology News, ông Rudolf Jaenisch, nhà nghiên cứu sinh vật học của MIT, đồng tác giả nghiên cứu gây tranh cãi, khẳng định: “Chúng tôi hoan nghênh các thảo luận mang tính khoa học, nhưng không phải sự bóp méo có động cơ chính trị”.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), mRNA hay RNA thông tin (Messenger RNA) là vật liệu di truyền cho cơ thể các bạn biết cách tạo ra protein. Các loại vaccine được làm bằng mRNA bọc trong một lớp phủ giúp việc phân phối dễ dàng và giữ cho cơ thể không bị tổn thương.
Chúng sẽ dạy cơ thể cách nhận biết SARS-CoV-2 thông qua mảnh vô hại của "protein tăng đột biến". Hiện nay, một số vaccine Covid-19 điều chế theo công nghệ mRNA như Moderna, Pfizer.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.