Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thủ tướng yêu cầu tổ chức kỳ thi quốc gia chung từ 2015

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến nhân dân, dư luận xã hội, hoàn thiện phương án cuối cùng, sớm công bố phương án chính thức để có thể áp dụng vào năm 2015.

Ngày 29/7, tại hội nghị tổng kết năm học 2013-2014, Bộ GD-ĐT đã đưa ra 3 phương án ban đầu cho kỳ thi quốc gia chung (kết quả dùng để xét tốt nghiệp và làm căn cứ để tuyển sinh đại học). Hiện tại, dư luận có nhiều ý kiến tranh luận, góp ý về vấn đề này.

Công bố ba phương án tổ chức kỳ thi quốc gia chung

Thi theo môn, bài là những phương án kỳ thi THPT quốc gia vừa được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT công bố.

Vừa qua, trong phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 7, liên quan đến chủ trương này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Bộ GD-ĐT đã xây dựng 3 phướng án và công bố lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến nhân dân, dư luận xã hội, hoàn thiện phương án cuối cùng, sớm công bố phương án chính thức để có thể áp dụng vào năm 2015.

Cùng ngày, trong cuộc họp báo thường kỳ của chính phủ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cũng đã trả lời nhiều thắc mắc về kỳ thi quốc gia chung 2015.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, như thông tin đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, kỳ thi năm nay Bộ GD-ĐT đã đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức, đem lại một số kết quả.

Bên cạnh việc đổi mới toàn diện hơn, sâu sắc hơn, chất lượng, hiệu quả hơn, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD-ĐT hết sức cẩn trọng các bước đưa ra, để phát huy hết năng lực cá nhân của học sinh, tạo không khí học tập chung.

Ông nhấn mạnh theo đúng lộ trình năm 2015 phải có kỳ thi chung nhưng đây là vấn đề khó, vấn đề lớn, cần lắng nghe nhiều chiều, nhiều hướng.

Hiện tại, Bộ GD-ĐT cũng đang mở những diễn đàn thu thập thông tin, lắng nghe và chọn lựa, báo cáo Thủ tướng để thực hiện.

Kỳ thi QG chung: ‘Sẽ ra đề cho học sinh bình thường cũng đỗ'

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc tổ chức kỳ thi quốc gia chung sẽ không hề làm khó học sinh, ngược lại các em chỉ cần thi một lần nhưng vừa đỗ tốt nghiệp và vào đại học.

 

Ba phương án thi THPT quốc gia từ năm 2015

Phương án 1: Thi 8 môn, gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và Ngoại ngữ; có 8 buổi thi trong 4 ngày, mỗi buổi thi 1 môn. Học sinh phải lựa chọn ít nhất 4 môn thi, trong đó có 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.

Phương án 2: Thi 8 môn học ở lớp 12 THPT gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và Ngoại ngữ được chọn để tổng hợp thành 5 bài thi gồm:

- Bài thi Toán

- Bài thi Ngữ văn

- Bài thi Ngoại ngữ

- Bài thi Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lí, Hóa học và Sinh học)

- Bài thi Khoa học Xã hội (gồm Lịch sử và Địa lí)

Có 5 buổi thi trong 2,5 ngày, mỗi buổi thi 1 bài thi.

Phương án 3: Thi 11 môn học ở lớp 12 THPT gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ và Giáo dục công dân được chọn để tổng hợp thành 4 bài thi gồm:

- Bài thi Toán – Tin (gồm các môn Toán và Tin học);

- Bài thi Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lí, Hóa học, Sinh học và Công nghệ);

- Bài thi Khoa học Xã hội (gồm Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân);

- Bài thi Ngoại ngữ;

Có 4 buổi thi trong 2 ngày, mỗi buổi thi 1 bài thi.

 

An Hoàng

Bạn có thể quan tâm