Loại thuốc làm nào bị làm giả nhiều nhất thế giới?
Trong một báo cáo năm 2008, Tổ chức Y tế Thế giới thống kê các loại thuốc bị làm giả nhiều nhất là thuộc nhóm kích thích sinh dục (37%), tiếp theo là dược phẩm chống nhiễm trùng (12%) và thuốc điều trị hệ thần kinh trung ương (12%). Đặc biệt, đứng đầu trong danh sách thuốc bị làm giả nhiều nhất thế giới là Viagra. |
Viagra là sản phẩm do công ty nào sản xuất?
Thuốc Viagra là sản phẩm được sản xuất và cung ứng bởi công ty Pfizer Inc., Mỹ. Theo đại diện Pfizer, đây cũng là loại thuốc bị làm giả nhiều nhất của họ. |
Ban đầu, Viagra được nghiên cứu để điều trị?
Theo thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, ban đầu, các chuyên gia nghiên cứu loại thuốc này chỉ để điều trị bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm, người ta đã phát hiện ra thuốc Viagra có khả năng tăng cường độ cương cứng của dương vật. |
Hoạt chất giúp Viagra phát huy tác dụng trong cải thiện “chuyện ấy” của nam giới là?
Viagra giúp tăng cường chức năng sinh lý của nam giới nhờ cơ chế thúc đẩy sự vận hành của các mạch máu ở “cậu nhỏ”, kích thích giải phóng GMP và bơm tới khoang chứa máu nhiều, nhanh hơn. Hoạt chất Sildenafil trong thuốc có tác dụng tăng cường men GMPc ở khoang chứa máu của “cậu nhỏ”, thúc đẩy sản sinh khoái cảm. |
Viagra có thể gây nhồi máu cơ tim?
Một số người sau khi sử dụng Viagra có thể gặp tình trạng huyết áp hạ nghiêm trọng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, loạn nhịp thất hay tăng áp lực nội nhãn. 10% nam giới khi sử dụng sản phẩm này gặp phải tình trạng đau đầu, chóng mặt buồn nôn kèm theo cơn nóng, đỏ bừng mặt. Nhiều trường hợp có thể bị bệnh thần kinh thị giác do thiếu máu cục bộ hoặc mất thị lực một hay hai bên mắt. |
Ai không được sử dụng Viagra?
Theo WebMD, những người bị dị ứng với thành phần của thuốc (Sildenafil) và nhóm mắc các bệnh mạn tính không nên sử dụng Viagra. Nếu bạn mắc các chứng bệnh sau đây nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại thuốc này: Đa u tủy, bệnh bạch cầu, thiếu máu, hồng cầu hình liềm, mất thính lực, huyết áp cao, đau thắt ngực hẹp van tim động mạch chủ, cơ tim phì đại, nhịp tim bất thường, suy tim mạn tính, đột quỵ, huyết áp thấp, suy thận nặng… |