Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiền mất, tật mang khi mua sắm qua livestream

Chỉ riêng trong kỳ nghỉ Lễ Lao động vừa qua, Hiệp hội Người tiêu dùng Trung Quốc đã nhận được hơn 66.000 đơn khiếu nại từ khách mua hàng online.

Zing trích dịch bài đăng trên South China Morning Post Sina nói về người dùng Internet xem livestream rồi mua sắm bốc đồng. Nhiều người trong số này đã vỡ mộng khi hàng nhận được khác xa quảng cáo.

"Mua nhanh, mua nhanh", "số lượng có hạn", "mức giá quá hời"... là những câu cửa miệng của giới livestream bán hàng.

Nhiều khách hàng chia sẻ chính không khí nóng vội cùng những lời quảng cáo "trên trời" khiến họ dễ bị đánh lừa và mua sắm bốc đồng sau khi xem video bán hàng trực tiếp.

"Tất cả chỉ là lừa bịp"

Weiwei làm việc trong một doanh nghiệp nhà nước. Cô đã lo lắng về việc giảm cân trong thời gian dài. Thông qua các đoạn livestream bán hàng trên mạng, cô biết đến một loại enzyme có nguồn gốc từ Nhật Bản, giúp phân hủy tốt chất béo và đường, hỗ trợ giảm cân mà không cần ăn kiêng.

livestream ban hang anh 1

Nhiều người xem livestream bán hàng rồi mua sắm bốc đồng. Ảnh: EPA-EFE.

Tuy nhiên, phải tới khi nhận sản phẩm, cô mới biết mình đã bị lừa.

"Đừng nói đến việc giúp giảm cân. Mỗi lần ăn enzym, tôi bắt đầu cảm thấy căng tức và buồn nôn. Tôi đã hỏi một số bạn bè xung quanh và họ cũng tiền mất tật mang như tôi", Weiwei nói.

Xiao Zhao, một sinh viên mới tốt nghiệp tại Hong Kong, thường xuyên xem video ngắn trên mạng. Vài tuần trước, sau khi xem chương trình phát sóng trực tiếp của một beauty blogger nổi tiếng, cô đã quyết định mua một loại kem dưỡng da vùng cổ.

Tuy nhiên, sản phẩm hoàn toàn không như Xiao kỳ vọng. "Nó không khác gì các loại kem thông thường nhưng lại được bán với mức giá gấp đôi", cô cho biết.

Cả Weiwei, Xiao đều đã thử liên hệ với người bán, nhà cung cấp để được đổi trả sản phẩm. Nhưng tất cả đều từ chối yêu cầu vì hàng đã qua sử dụng.

"Vậy mà trước đó họ giới thiệu nếu hiệu quả không như mong muốn, tôi có quyền yêu cầu hoàn tiền 200%. Tất cả chỉ là lừa bịp", Xiao nói.

Hơn 66.000 khiếu nại từ người mua

Các ứng dụng livestream bán hàng phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc trong thời gian gần đây với 309 triệu người dùng vào tháng 6, tức là khoảng một phần ba số người sử dụng Internet tại đất nước tỷ dân.

Gần một nửa số người mua hàng qua các kênh này hối hận vì quyết định mua sắm của họ, theo báo cáo của Hiệp hội Dịch vụ Phát thanh Truyền hình Trung Quốc (CNSA).

Báo cáo của CNSA bao gồm các cuộc phỏng vấn với hơn 3.000 người dùng đã xem nội dung livestream trong nửa năm qua, các cuộc khảo sát của chuyên gia trong ngành và một số nghiên cứu khác.

Khoảng 15,7% người được khảo sát cho biết họ bị thuyết phục mua hàng sau khi xem các chương trình phát trực tiếp hoặc livestream bán hàng trên mạng. Hơn một nửa trong số này đã chi hơn 500 nhân dân tệ (74 USD) để mua hàng, theo báo cáo được công bố hôm 12/10.

livestream ban hang anh 2

Hàng thực tế khác xa quảng cáo khiến nhiều người thất vọng. Ảnh: Sina.

Các chiến dịch livestream bán hàng đã giúp lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc phục hồi trong vài tháng qua khi nền kinh tế trong nước dần mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, đã có hơn 10 triệu buổi phát trực tiếp thương mại điện tử, thu hút hơn 50 tỷ lượt xem chỉ trong nửa đầu năm nay.

Tuy nhiên, đi kèm với các chiến dịch này là hàng loạt khiếu nại của khách hàng về vấn đề hàng giả, hàng bị hư hỏng, giao hàng thiếu hoặc thiếu dịch vụ sau bán hàng.

Chỉ riêng trong kỳ nghỉ Lễ Lao động vừa qua, Hiệp hội Người tiêu dùng Trung Quốc (CCA) đã nhận được hơn 66.000 đơn khiếu nại từ những người mua sắm trực tuyến.

Mới đây, nam diễn viên Xie Mengwei, người quảng cáo cho một thương hiệu, đã phải đưa ra lời xin lỗi sau khi người mua liên tục phàn nàn về việc nhận được hàng giả hoặc bị hư hỏng.

Hiện, video ngắn quảng cáo đang chiếm 29% thị trường video và âm thanh trực tuyến tại Trung Quốc. Đây là ngành trị giá 454 tỷ nhân dân tệ, tính đến năm 2019. Tiếp theo là livestream với 19%. Theo các chuyên gia, có 818 triệu người Trung Quốc theo dõi các video ngắn với thời gian xem trung bình là 110 phút/ngày.

'Tôi mua iPhone để khẳng định đẳng cấp'

"Đó là sự thật. Hiện tại, tôi không còn sử dụng điện thoại nhiều. Nhưng việc lấy số của một ai đó trên iPhone nghe vẫn thật tuyệt".

Lê Vy

Bạn có thể quan tâm