Lee Han-jin, nhà nghiên cứu tại Viện Lao động thuộc Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc, đã công bố báo cáo dựa trên số liệu thống kê chính thức về tài chính hộ gia đình và dữ liệu bất động sản từ ứng dụng KB Land.
Vào năm 2023, thu nhập tiết kiệm trung bình của các hộ gia đình có chủ hộ trong độ tuổi 20-29 tuổi là 13,89 triệu won (10.084 USD), được tính bằng cách trừ chi tiêu trung bình của họ từ thu nhập trung bình hàng năm là 41,23 triệu won.
Báo cáo cho biết với giá giao dịch trung bình là 1,2 tỷ won cho một căn hộ ở Seoul vào năm ngoái, một người lao động ở độ tuổi 20 sẽ cần phải dành toàn bộ tiền tiết kiệm được của mình trong 86,4 năm mới mua nổi một căn hộ.
Con số này đã tăng gần gấp đôi so với mức 39,5 năm mà một báo cáo tương tự được đưa ra vào năm 2014.
Người lao động ở độ tuổi 20 có tốc độ tăng trưởng thu nhập 21,02% trong 10 năm, bằng nửa tốc độ tăng trưởng 45,17% được ghi nhận đối với người lao động ở mọi lứa tuổi.
Báo cáo cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng thu nhập tiết kiệm của họ là 12,65% - thấp hơn nhiều so với mức 64,9% của người lao động ở mọi lứa tuổi. Những con số thống kê đồng thời chỉ ra rằng giá nhà tăng vọt gần đây đã làm trầm trọng thêm sự chênh lệch tài sản giữa thế hệ trẻ Hàn Quốc với những thế hệ già hơn.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.