Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tinh hoàn trong ổ bụng 44 năm

Nam bệnh nhân có tinh hoàn nằm trong ổ bụng từ nhỏ nhưng không điều trị. Sau nhiều năm, bộ phận này biến chứng ung thư hóa.

Từ 28/7 đến 10/8, các bác sĩ Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), tiếp nhận hai nam bệnh nhân bị ẩn tinh hoàn, biến chứng ung thư hóa.

Bệnh nhân N.X.K., 44 tuổi, ở Phú Thọ, đã có vợ và 3 con. Ông K. có cảm giác đau tức ở hố chậu bên phải cách đây một năm. Phim chụp cộng hưởng từ cho thấy vị trí này xuất hiện khối u kích thước 7 cm. Ngày 10/8, các bác sĩ đã phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ khối u tinh hoàn bên phải trong ổ bụng.

ung thu vi khong thay tinh hoan anh 1

Các bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phẫu thuật cắt tinh hoàn bị ung thư hóa. Ảnh: BVCC.

Trước đó, các bác sĩ Trung tâm Nam học cũng phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ u tinh hoàn trái trong ổ bụng cho bệnh nhân N.H.L. (37 tuổi, là giáo viên, đã có vợ và hai con). Bệnh nhân L. nhập viện trong tình trạng đau tức vùng hạ vị lệch trái. Phim chụp cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh khối u có kích thước 10 cm. Các bác sĩ chẩn đoán tinh hoàn trái của bệnh nhân bị ung thư hóa.

PGS.TS Nguyễn Quang, Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, giải thích trong giai đoạn đầu của thai nhi nam, tinh hoàn nằm trong ổ bụng. Sau đó, tinh hoàn di chuyển dần xuống bìu và nằm ở đó cho tới lúc trẻ được sinh ra. Sự di chuyển từ bụng xuống bìu của tinh hoàn chịu sự tác động của nhiều cơ chế. Những cơ chế này bị ảnh hưởng sẽ làm tinh hoàn không xuống được bìu và gây tình trạng ẩn.

Theo PGS Quang, ẩn tinh hoàn là dị tật bẩm sinh thường gặp, 3% ở bé trai sinh đủ tháng. Con số này giảm còn 1% với trẻ một tuổi.

Ẩn tinh hoàn có thể gây vô sinh, ung thư và xoắn tinh hoàn. Đặc biệt, dị tật này gây nguy cơ ung thư cao gấp 3-4 lần so với tinh hoàn trong bìu.

Các bác sĩ khuyến cáo nam giới không thấy tinh hoàn ở một hoặc 2 bên bìu cần đến khám tại cơ sở chuyên khoa để xử lý sớm nhất, tránh nguy cơ vô sinh và ung thư.

Cứu bệnh nhân đột quỵ không cần phẫu thuật

Bệnh nhân 88 tuổi bị đột quỵ cấp, nhập viện sớm nên bác sĩ sử dụng thuốc tiêu sợi huyết để cứu chữa.

Quốc Toàn

Bạn có thể quan tâm