Tại sao ăn nhiều hơn vẫn không tăng cân?
Theo huấn luyện viên Nguyễn Lê Trung Tài, trọng tài Liên đoàn Cử tạ - Thể hình TP.HCM, chúng ta thường có suy nghĩ ăn nhiều hơn sẽ dư thừa calo và tăng cân. Thực tế, một số trường hợp áp dụng cách này nhưng không cải thiện được vóc dáng. Bởi, họ ăn quá ít (chưa đạt mức cơ thể cần), cơ thể không hấp thu hoặc mắc bệnh lý. |
Lỗi sai khi tập luyện khiến bạn khó tăng cân:
HLV Trung Tài cho hay người gầy thường mắc lỗi sai tập quá lâu, kéo dài 2-3 tiếng mỗi ngày. Tập quá nhiều gây kiệt sức, mệt mỏi, uể oải, không muốn ăn. Lúc này, cơ thể bạn càng khó tăng cân. |
Cách ăn uống giúp người gầy hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn:
Mỗi bữa, bạn không nên ăn nhiều, gây quá tải cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể chia thực đơn thành nhiều bữa trong ngày, giúp cơ thể dễ hấp thu hơn. |
Nguyên nhân gây thừa cân, béo phì:
Theo HLV Trung Tài, người thừa cân, béo phì khó cải thiện vóc dáng thường do ăn quá nhiều hoặc mắc bệnh lý về tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang ở nữ, tiểu đường type II... |
Mắc bệnh lý nào về tuyến giáp gây tăng cân?
Bác sĩ Bội Hoàn cho biết hormone tuyến giáp giúp điều chỉnh trọng lượng cơ thể, chuyển hóa chất béo và đường. Người giảm hormone tuyến giáp (suy giáp) có thể bị tăng cân, béo phì. |
Độ tuổi nào khiến bạn khó giảm cân hơn?
Theo lương y Vũ Quốc Trung, người ở tuổi trung niên thường ăn ít vẫn tăng cân do rối loạn chuyển hóa. Các rối loạn này thường gặp ở người cao tuổi vì chức năng cơ thể bị suy yếu. |
Nguyên nhân thường gặp ở người giảm cân thất bại:
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết người thừa cân thường lười vận động, chậm chạp, sức bền kém. Bên cạnh đó, họ chọn cách giảm cân nhanh bằng việc nhịn ăn. Đây là phương pháp cực đoan, không thể áp dụng lâu dài. Sau một thời gian nhịn ăn, bạn sẽ nhanh chóng "phát phì" trở lại vì ăn bù, rối loạn chuyển hóa. |