Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

Tôi nghỉ việc, không muốn trở lại văn phòng giữa dịch bệnh

Chuyên gia tâm lý và nhà quản lý cho rằng đây là một xu hướng tất yếu.

Chuyen gia tam ly,  cong viec,  lua chon anh 1

Chuyên gia tâm lý và nhà quản lý cho rằng đây là một xu hướng tất yếu.

Chuyen gia tam ly,  cong viec,  lua chon anh 2Chuyen gia tam ly,  cong viec,  lua chon anh 3

Bên cạnh những người hứng khởi vì quay lại công việc, một bộ phận bạn trẻ đang chọn rời vị trí, công ty của mình sau giãn cách.

Zing đã trò chuyện với họ và các chuyên gia để tìm hiểu câu chuyện phía sau.


Tôi nghỉ việc sau 7 năm đi làm

Châu Lê - Quản lý ở công ty truyền thông

Chuyen gia tam ly,  cong viec,  lua chon anh 4Chuyen gia tam ly,  cong viec,  lua chon anh 5

Lúc tôi gửi email xin nghỉ, chị sếp thân thiết đã khá ngạc nhiên. Chị cũng hỏi có khúc mắc gì không, câu trả lời của tôi đơn giản là em muốn nghỉ ngơi.

Riêng tại Mỹ, từ tháng 4 đến tháng 7 vừa qua cứ mỗi tháng lại có gần 4 triệu người xin nghỉ việc. Hiện tượng này xảy ra ồ ạt đến mức truyền thông đặt hẳn một tên riêng cho nó, The Great Resignation. Đại dịch Covid-19 gây ra nhiều hệ lụy, khiến nhiều người phải chịu đựng stress nặng nề hơn. Nhưng cũng chính vì thế mà người ta có cơ hội đánh giá lại những ưu tiên trong cuộc sống của mình.

Đa phần những người nghỉ việc giữa mùa dịch này là để cân bằng, sắp xếp lại cuộc sống. Tôi cũng vậy thôi. Sau 7 năm làm việc bất kể ngày thường, đại lễ, giao thừa hay mùng 1 Tết, tôi thấy giờ là lúc thích hợp để dừng lại và nghỉ ngơi. Ít nhất là có 12 triệu người có quyết định giống tôi, xem ra tôi cũng không bất bình thường cho lắm.


Tôi nhận ra đam mê thực sự của mình

Trà Giang - Kinh doanh thời trang

Chuyen gia tam ly,  cong viec,  lua chon anh 6Chuyen gia tam ly,  cong viec,  lua chon anh 7

Tôi đã nghỉ công việc sale admin để kinh doanh tự do được 1 năm. Công việc kinh doanh khá thuận lợi. Tuy nhiên, tôi đã phải đóng cửa cửa hàng của mình khi thành phố giãn cách xã hội. Ở nhà một thời gian mà không có thu nhập khiến tôi như ngồi trên đống lửa. Tôi quyết định nộp CV vào một công ty và được nhận vào thử việc. Tôi hiểu khi xung quanh mọi người đều thất nghiệp và gặp khó khăn thì chuyện tìm được một công việc là điều rất may mắn.

Tuy vậy chỉ sau một thời gian ngắn làm việc giờ hành chính, dù là làm việc ở nhà, tôi đã kiệt sức. Những cuộc họp, cuộc gọi và deadline khiến tôi căng thẳng và mệt mỏi. Một lần nữa tôi nhận ra công việc này không dành cho mình. Chỉ vì quá lo lắng và hoảng sợ mà tôi buộc bản thân phải tìm một lối thoát.

Sau đó, tôi đã xin nghỉ và tập trung vào việc lập kế hoạch để tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh. Dịch bệnh đã cho tôi hiểu bản thân mình hơn và cần tập trung đầu tư vào thứ mà mình thực sự thích làm.


Rời vùng an toàn, tôi muốn là người “đặt KPI” cho chính mình

Thiên Hương – Quản lý vận hành sản phẩm

Chuyen gia tam ly,  cong viec,  lua chon anh 8Chuyen gia tam ly,  cong viec,  lua chon anh 9

Năm nay tôi 25 tuổi, và tôi vừa rời công việc mình gắn bó gần 3 năm để trải nghiệm nhiều điều mới hơn, như trở thành một người làm nội dung, kinh doanh một shop online riêng và đầu tư chứng khoán, crypto.

Lý do lớn nhất khiến tôi nghỉ việc văn phòng là tôi nhận ra mình không hạnh phúc với nó. Tuổi trẻ quá ngắn còn tôi thì muốn có thêm thời gian giúp đỡ cộng đồng, ảnh hưởng tích cực đến người xung quanh.

Nghỉ việc trong thời gian dịch, tôi gặp một vài khó khăn nhất định, đặc biệt là cảm giác thiếu hụt khoản thu nhập cố định.

Dịch cũng khiến một số dự định bị chững lại. Nhưng, điều làm tôi thấy an ủi là cuộc sống dần trở nên cân bằng. Tôi chủ động trong mọi thứ, từ việc thức dậy mỗi sáng đến đặt mục tiêu, thực hiện và đánh giá từng bước một. Tôi tin thu nhập của người làm tự do không bị giới hạn, chỉ cần mình cố gắng đủ nhiều.

Tôi vừa lo, vừa thích khi bước ra khỏi vùng an toàn. Không có điều gì chắc chắn lúc này. Tuy vậy, tôi biết mình sẽ học được nhiều bài học quý báu khi thử thách bản thân.


Xu hướng thay đổi công việc sau dịch dưới góc nhìn chuyên gia

Chia sẻ với Zing, chuyên viên tâm lý Nguyễn Hải Uyên cho biết sau Covid-19, những lựa chọn mang tính bước ngoặt, bao gồm thay đổi nghề nghiệp hay nơi làm việc, sẽ xảy ra với nhiều người. Lý do là dịch bệnh đã cho hầu hết chúng ta thời gian để suy ngẫm, nhìn nhận lại chính mình.

“Có thể trước đây, một số người chưa cân nhắc kỹ sở thích và năng lực khi chọn nghề. Trong dịch, họ được trải nghiệm nhiều điều mới như tự nấu ăn, làm video, trồng cây,... và phát hiện nó phù hợp với mình hơn công việc hiện tại”, cô nói.

Theo chuyên gia, khoảng lặng vừa qua còn tạo cơ hội để người trẻ so sánh giá trị cá nhân với giá trị công việc đem lại. Nếu hai điều này có mâu thuẫn, vài người có thể lựa chọn rời đi.

Chuyen gia tam ly,  cong viec,  lua chon anh 10Chuyen gia tam ly,  cong viec,  lua chon anh 11

Sự trì trệ khi ở nhà cũng góp phần tạo cảm giác công việc vất vả và làm kiệt sức không ít người lao động. Hệ quả là họ muốn nghỉ hẳn hoặc “nhảy việc”.

Còn Phan Khương - People Happiness Lead (Lãnh đạo mảng phát triển và gắn kết tổ chức) ở Zalo cho biết: “Việc nhân sự nghỉ hoặc nhảy việc trong giai đoạn này là một xu hướng tất yếu.”

Theo anh, có 2 lý do dẫn đến tình trạng này. Lý do đầu tiên là 2 năm vừa qua, mọi người đều cần cẩn trọng vì diễn biến khó lường của Covid-19. Hiện tại, khi vaccine đã có độ phủ cao thì tương lai cũng an toàn và lạc quan hơn. Quyết định nghỉ việc vì thế liền được cân nhắc.

Chuyen gia tam ly,  cong viec,  lua chon anh 12Chuyen gia tam ly,  cong viec,  lua chon anh 13

Lý do thứ 2 là thời gian giãn cách dài khiến nhiều người ức chế và nhạy cảm với nhiều vấn đề hơn. Nhân sự sẽ cảm thấy tự hào hay thất vọng về chính sách phúc lợi, lương bổng, chăm sóc sức khỏe tinh thần. Từ đó, họ sẽ cân nhắc có nên gắn bó với công ty nữa không.

Tuy vậy, Hải Uyên cho rằng mọi hướng đi đều tiềm ẩn cả nguồn lực lẫn nguy cơ và nghỉ việc cũng thế. Trước mỗi quyết định, người trẻ nên cân nhắc liệu mình có đang căng thẳng nhất thời không, và liệu bản thân đã sẵn sàng đối diện những khó khăn khác hay chưa.

Về phía doanh nghiệp, Phan Khương cho biết người quản lý cần thay đổi tư duy lãnh đạo với 3 điều dưới đây:

  • Lãnh đạo bằng sự thấu cảm. Quản lý bằng cách hiểu vấn đề của họ, giao việc, huấn luyện và giúp đỡ nhân viên hoàn thành nhiệm vụ. Không thể quản lý bằng cách kiểm soát chặt chẽ như trước được.
  • Quan tâm đến vấn đề mental health (sức khỏe tinh thần). Tổ chức các hoạt động nhằm tăng sự sẻ chia và gắn kết.
  • Cho nhân viên có thời gian thích nghi với cuộc sống bình thường mới, cách làm việc khác với trước đây.

Diệu Thanh - Thiên Hân

Bạn có thể quan tâm