Không khoác lên mình chiếc váy công chúa trong bộ ảnh sinh nhật, tôi mang trên vai trang phục đầy tự hào của không quân Việt Nam với màn nhảy dù từ độ cao 900 m.
Tuổi trẻ trọn vẹn
Tôi là Nguyễn Thu Hằng (26 tuổi, quê ở Điện Biên). Trước khi đến với bộ môn nhảy dù, tôi từng một mình 2 lần đi xuyên Việt qua 25 tỉnh/ thành bằng xe máy ở tuổi 23, 24 và trekking 9 đỉnh núi Tây Bắc nằm trong top cao nhất Việt Nam. Sau khi nhìn thấy bài đăng về khóa học nhảy dù trên fanpage của Câu lạc bộ Hàng không phía Nam, bất giác lúc đó tôi nghĩ bản thân đã từng lên rừng, xuống biển cả đi lặn, giờ chỉ còn thiếu bay lượn trên bầu trời là có một tuổi trẻ trọn vẹn. Chỉ mất khoảng 15 phút sau khi đọc thông tin, xem qua hình ảnh, tôi quyết định đăng ký khoá học. Tôi cảm thấy cực kỳ may mắn khi có thể nhập học được ngay bởi có những anh, chị trong lớp tôi đã đăng ký 4-5 năm hoặc cao nhất là 8 năm mới trúng tuyển. Thầy đứng lớp cho biết đơn vị kiểm soát số lượng học viên để đảm bảo chất lượng đầu ra. Tuy nhiên, không phải ai hoàn thành khóa học cũng có cơ hội nhảy dù ở đợt đầu tiên. Tôi ép bản thân phải khổ luyện để vào top học viên xuất sắc cũng như "lọt vào mắt xanh" giáo viên. Khoảnh khắc đứng trên khoan máy bay, tiếng la hét 3 giây đầu tiên rơi tự do là lúc tôi biết bản thân đã làm được.
|
|
|
|
  |
|
|
|
|
|
|
|
Đánh đổi
Để tham gia bộ môn này, tôi đã đánh đổi khá nhiều. Đầu tiên, tôi từ bỏ những giấc ngủ "nướng" vào ban sáng, đến cuộc hẹn hò cuối tuần cho 4 tháng ròng rã trên trường tập. Tôi khá uể oải khi thức dậy sớm vào cuối tuần nhưng chưa bao giờ tôi có ý định từ bỏ bởi đây không chỉ là khoảnh khắc chinh phục bầu trời, mà còn là "cuộc chiến" với chính bản thân. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là vấn đề chi phí. Tôi chi khoảng 15 triệu đồng/khóa học, chưa tính phí di chuyển tự túc đến các sân bay như Tuy Hoà (Phú Yên), Chu Lai (Quảng Nam), Biên Hoà (Đồng Nai) và sinh hoạt trong những ngày nhảy ở đó. Chương trình sẽ diễn ra mỗi năm một lần kéo dài từ tháng 12 tới tháng 5 năm sau bao gồm lý thuyết và thực hành luyện tập các động tác kỹ thuật từ khi rời cửa máy bay tới khi tiếp đất. Thông thường, khóa học sẽ có 3 đợt nhảy dù ở 3 sân bay thứ tự Tuy Hoà tháng 3, Chu Lai tháng 4 và những học viên cuối cùng sẽ nhảy ở Biên Hoà tháng 5.
|
|
|
|
Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?
Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.
Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.
> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'
Tường Vi (ghi)
Ảnh: Đặng Thái Tài, Nguyễn Đỗ Trọng Bình