Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Toyota: 'Sự phát triển nhanh chóng của xe điện sẽ gặp nhiều thử thách'

Robert Wimmer - Giám đốc Nghiên cứu Môi trường và Năng lượng của Toyota Bắc Mỹ bày tỏ sự lo ngại về việc nhiều hãng triển khai kế hoạch chuyển sang xe điện hoàn toàn.

Reuters dẫn lời Robert Wimmer - Giám đốc Nghiên cứu Môi trường và Năng lượng của Toyota Bắc Mỹ tại phiên điều trần của Ủy ban Năng lượng và Tài nguyên Thượng viện Mỹ vào ngày 23/3: "Nếu chúng ta muốn đạt được tiến bộ đáng kể trong việc điện hóa, nó sẽ đòi hỏi phải vượt qua những thử thách to lớn, gồm cơ sở hạ tầng trạm sạc, tính sẵn có của pin, sự chấp nhận của người tiêu dùng và khả năng chi trả".

Toyota lo ngai su phat trien nhanh chong cua xe dien anh 1

Giám đốc cấp cao của Toyota - Robert Wimmer cho biết kế hoạch loại bỏ dần động cơ đốt trong của các hãng xe sẽ gặp nhiều trở ngại. Ảnh: Carscoops.

Chưa bao giờ ý tưởng về ôtô điện lại được theo đuổi và tranh luận sôi nổi như hiện nay. Nhiều người cho rằng đó là tương lai của ngành công nghiệp ôtô, nhưng Giám đốc cấp cao của Toyota lại bày tỏ sự hoài nghi về việc áp dụng rộng rãi xe EV. Robert Wimmer cho biết kế hoạch loại bỏ dần động cơ đốt trong của các hãng xe phải vượt qua nhiều trở ngại.

Ông Wimmer cho biết khi một số hãng xe hơi đưa ra những tuyên bố và kế hoạch chuyển đổi đầy tham vọng, thì chưa đến 2% số xe bán ra tại Mỹ trong năm 2020 là xe điện hoàn toàn. Wimmer nhấn mạnh rằng Toyota đã mất 20 năm để bán được hơn 4 triệu xe hybrid tại thị trường này.

Toyota có kế hoạch bán hai mẫu xe điện mới tại Mỹ vào năm tới, nhưng cũng nhằm mục đích tiếp tục thúc đẩy doanh số bán xe hybrid. Nhiều nhà sản xuất ôtô và các nhà hoạch định chính sách ở Washington đang mong muốn chính phủ Mỹ thực hiện các bước để đẩy nhanh việc áp dụng xe điện.

Toyota lo ngai su phat trien nhanh chong cua xe dien anh 2

Nhiều hãng xe lên kế hoạch loại bỏ động cơ đốt trong và chuyển sang động cơ điện trong vòng 10 năm tới. Ảnh: Carscoops.

General Motors, nhà sản xuất ôtô lớn nhất của Mỹ đã tuyên bố vào tháng 1 rằng họ có tham vọng kết thúc việc bán các loại xe hạng nhẹ sử dụng động cơ đốt trong vào năm 2035. Trong tháng 3, Volvo cho biết toàn bộ dòng xe của họ sẽ hoàn toàn chạy bằng điện vào năm 2030. Hãng xe Thụy Điển thuộc sở hữu của Tập đoàn Geely Holding tại Chiết Giang cho biết 50% doanh số toàn cầu của họ sẽ là xe chạy hoàn toàn bằng điện vào năm 2025 và nửa còn lại là xe hybrid.

Tháng trước, Ford cho biết các dòng xe của họ ở châu Âu sẽ chạy hoàn toàn bằng điện vào năm 2030, trong khi Jaguar Land Rover của Tata Motors cho biết thương hiệu Jaguar của họ sẽ hoàn toàn chạy bằng điện vào năm 2025.

Bên cạnh sự chấp nhận của khách hàng, cơ sở hạ tầng EV - cụ thể là mạng lưới sạc đòi hỏi một khoản đầu tư rất tốn kém. Tại một cuộc họp báo gần đây của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản, chủ tịch Toyota - Akio Toyoda cho biết Nhật Bản sẽ hết điện vào mùa hè nếu tất cả phương tiện trên đường đều chạy bằng điện.

Ông Toyoda nói thêm rằng chi phí để phát triển một cơ sở hạ tầng hỗ trợ hoàn hảo cho quá trình chuyển đổi xe động cơ đốt trong sang xe điện có thể khiến chính phủ Nhật Bản tiêu tốn khoản tiền 358 tỷ USD.

Toyota lo ngai su phat trien nhanh chong cua xe dien anh 3

Chủ tịch Toyota, ông Akio Toyoda cho rằng xe điện không thực sự tốt cho môi trường. Ảnh: Getty.

Ngoài kinh phí lớn, một thách thức khác về môi trường cũng cần phải vượt qua. Trong một báo cáo của Thomson Reuters, ở Mỹ có khoảng 30% điện năng được tạo ra từ việc đốt than. Ở Trung Quốc, con số đó còn tăng gấp đôi. Tính trên toàn cầu, 37% điện năng được tạo ra từ đốt than.

"Hiện tại, phong trào xe điện phát triển vì nhiều người cho rằng nó bảo vệ môi trường. Nhưng nếu nhu cầu về ôtô điện tăng vọt trong thập kỷ này, cũng đồng nghĩa mức tiêu thụ điện tăng đáng kể, có thể tăng gấp 300 lần vào năm 2040, so với năm 2016", ông Robert Wimmer nói.

"Để đối phó với việc đó, mạng lưới năng lượng cần phải được phát triển đáng kể, với tốc độ chưa từng thấy trước đây. Nhưng sự chuyển đổi sang năng lượng sạch cũng gây tác động đến môi trường, kinh tế và pháp luật. Nhiều người tin rằng các nhà máy lọc dầu, nhà máy điện đốt than sẽ sớm trở thành dĩ vàng, nhưng thay vào đó sẽ là những cánh đồng năng lượng mặt trời, cơ sở sản xuất pin lithium, coban. Khả năng tái chế pin cũng là một mối quan tâm", Giám đốc cấp cao của Toyota cho biết.

Đối với những cánh đồng năng lượng mặt trời, các nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những tấm pin quang điện chỉ có thể chuyển đổi 15% ánh sánh mặt trời mà chúng hấp thụ thành điện năng, phần còn lại được tỏa ra dưới dạng nhiệt.

Điều này tất nhiên ảnh hưởng không tốt đến khí hậu, do một hiện tượng được gọi là vòng lặp phản hồi. Đó là do sự chênh lệch nhiệt độ và áp suất không khí, có thể mang đến những hậu quả không mong muốn về môi trường, ngay cả ở những nơi khô cằn tự nhiên như Sahara.

"Thật dễ dàng để bị mê hoặc bởi tầm nhìn vĩ đại của các công ty, mơ về một hành tinh xanh hơn. Sự cường điệu xe EV cũng trở nên trầm trọng hơn khi mọi người đều muốn chiếc xe có khả năng tăng tốc nhanh. Chúng ta mới chỉ ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng xe điện, như lịch sử đã chứng minh, mọi hành động đều có hậu quả. Thế giới đã sẵn sàng đến mức nào cho một tương lai điện hoàn toàn?", Robert Wimmer kết thúc phiên điều trần.

VinFast VF e34 đứng ở đâu nếu so với Tesla?

Được xếp vào phân khúc SUV hạng C chạy điện, VinFast VF e34 có kích thước tương đương với Tesla Model Y.

Tuấn Khanh

Nguồn: Paultan, Reuters

Bạn có thể quan tâm