TP.HCM ra văn bản nghiêm cấm việc ép học sinh mua đồng phục. Ảnh: Duy Hiệu. |
Cụ thể, trong văn bản về hướng dẫn tổ chức lễ khai giảng và triển khai một số hoạt động đầu năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT TP.HCM nhấn mạnh về việc cấm ép buộc học sinh, học sinh may, mua đồng phục.
Các đơn vị giáo dục cũng cần thực hiện theo thông tư 26 của Bộ GD&ĐT về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên, theo đó nguyên tắc đồng phục phải bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội từng địa phương, từng trường.
Chỉ thị số 1537 của Bộ GD&ĐT cũng được sở đề nghị các trường cần tuân thủ. Cụ thể, chỉ thị nêu rằng: “Về tổ chức mặc đồng phục của học sinh, sinh viên, nếu có nhu cầu, cơ sở giáo dục, đào tạo chỉ quy định mẫu mã để gia đình học sinh tự may, sắm; không thay đổi quy định đồng phục để thực hiện tiết kiệm, tránh lãng phí”.
Trong dịp khai giảng năm học mới sắp tới, sở chỉ đạo các trường tổ chức chương trình an toàn, vui tươi, ý nghĩa, ngắn gọn, thiết thực, tiết kiệm, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
Chương trình khai giảng cần chú trọng tạo dấu ấn, hấp dẫn đối với học sinh - học viên, giúp các em có những trải nghiệm đáng nhớ trong ngày đầu tiên của năm học mới.
Bên cạnh những nội dung nêu trên, Sở GD&ĐT TP.HCM cũng đề cập đến việc triển khai chỉ đạo về quản lý thu, chi tài chính công khai các khoản thu, chi ngay từ đầu năm học, đồng thời triển khai việc lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương. Các trường cũng không được yêu cầu học sinh mua sắm đề cương, tài liệu tham khảo, sách, vở bài tập.
Với các học sinh hộ nghèo, cận nghèo, học sinh thuộc đối tượng chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế..., sở yêu cầu xây dựng, triển khai thực hiện phương án hỗ trợ, không để học sinh vì khó khăn mà không được đến trường.
"Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm chủ động, không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương khi năm học mới bắt đầu", sở nhấn mạnh.
Bạn đang cảm thấy mình đã quá tuổi để học?
Được học - câu chuyện về cô gái 17 mới được đến trường lần đầu và đã trở thành tiến sĩ ngành Sử học về sau - hơn cả một câu chuyện truyền cảm hứng về học tập. Đó là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, khi cô đánh mất gia đình mình với những lời cáo buộc nghiệt ngã. Đó là sự trưởng thành về nhận thức trước một thế giới rộng lớn hơn gấp nhiều lần những gì cô được nhồi nhét trước kia. Đó là một hành trình giáo dục mà không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Được học tại đây.