Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM phát hiện người nhiễm nCoV như thế nào?

TP.HCM không tổ chức tầm soát diện rộng mà phát hiện và ghi nhận người nhiễm nCoV qua xét nghiệm sàng lọc nguy cơ.

Ngày 20/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM tổ chức họp báo thông tin tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn.

4 cách phát hiện F0 ở TP.HCM

Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết hiện TP.HCM phát hiện và ghi nhận người nhiễm SARS-CoV-2 thông qua 4 cách chính.

Thứ nhất là người dân tự xét nghiệm khi xuất hiện triệu chứng hoặc có tiếp xúc nghi ngờ nhiễm bệnh. Nếu kết quả dương tính thì thông báo cho lực lượng y tế địa phương.

dich Covid-19 o TP.HCM anh 1

TP.HCM bước vào "bình thường mới" từ ngày 1/10 và không còn tổ chức xét nghiệm Covid-19 đại trà. Ảnh: Duy Hiệu.

Thứ 2 là xét nghiệm sàng lọc người có nguy cơ và nghi ngờ tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Thứ 3 là khi phát hiện trường hợp F1, cơ quan y tế sẽ tổ chức lấy mẫu xét nghiệm và ghi nhận người có kết quả dương tính.

Thứ 4 là người dân được phát hiện dương tính thông qua tầm soát tại các địa điểm nguy cơ cao. Bên cạnh đó, những F0 cộng đồng cũng được phát hiện thông qua xét nghiệm ngẫu nhiên ở nhiều cơ quan, xí nghiệp, nơi tập trung đông người.

Từ giữa tháng 10 đến nay, số ca mắc Covid-19 được ghi nhận tại TP.HCM có chiều hướng giảm so với giai đoạn đỉnh điểm hồi tháng 8, tháng 9. Tuy nhiên, HCDC nhận định dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.


Tỷ lệ ca nhiễm/100.000 dân tại thành phố này cũng có chiều hướng giảm nhẹ. Cụ thể, trong giai đoạn ngày 6/10 đến 12/10, tổng số ca nhiễm là 11.179. Như vậy, số ca mắc tại TP.HCM là khoảng 122 người/100.000 người/tuần (theo số liệu thực tế người dân cư trú trên địa bàn do Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp, dân số thành phố là 9.145.000 người).

Trong giai đoạn từ 13/12 đến 19/12, tổng ca nhiễm giảm còn là 7.424. Trung bình 100.000 dân có khoảng 81 ca nhiễm. HCDC khuyến cáo người dân cố gắng thực hiện các thói quen tốt như đeo khẩu trang, khử khuẩn thường xuyên hơn, giảm bớt việc tụ tập, ngồi với khoảng cách gần để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Đề xuất trả cho tình nguyện viên chống dịch mức lương 4,4 triệu đồng

Tại họp báo, phóng viên đặt câu hỏi về chế độ phụ cấp chống dịch Covid-19 đối với tình nguyện viên.

Trả lời câu hỏi này, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết theo quy định hiện hành, tình nguyện viên được chi trả theo mức hỗ trợ một phần kinh phí là 250.000 đồng/người/ngày.

Mới đây, Sở Y tế có văn bản trình UBND TP.HCM để xin cơ chế chi trả mức lương cho tình nguyện viên tham gia phòng, chống dịch Covid-19. Mức đề xuất của Sở Y tế để hỗ trợ kinh phí sinh hoạt cho tình nguyện viên là 4.420.000 triệu/người/tháng, tương đương mức lương tối thiểu vùng.

dich Covid-19 o TP.HCM anh 2

Một tình nguyện viên là F0 khỏi bệnh ở lại chăm sóc F0 tại Bệnh viện Đa khoa Hóc Môn. Ảnh: Duy Hiệu.

Mức đề xuất này nhận được sự đồng thuận từ các sở, ngành và trình HĐND TP để thông qua. Tuy nhiên, theo Nghị định 163, những chế độ có tính chất tiền lương, phụ cấp phải có ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Theo quy trình, đề xuất của Sở Y tế phải được HĐND TP thông qua, sau đó có văn bản xin ý kiến đồng thuận từ các Bộ nói trên.

Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết TP.HCM vẫn đang triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân.

Tính đến hết ngày 19/12, số mũi một vaccine phòng Covid-19 được tiêm tại thành phố là là 7.962.268, mũi 2 là 6.927.823, mũi bổ sung 22.516, mũi nhắc lại 55.850.

F0 tiếp tục tăng nhanh, Việt Nam đề phòng Omicron xâm nhập

Trong một tuần gần đây, mỗi ngày, nước ta có khoảng 10 tỉnh, thành phố ghi nhận trên 500 ca mắc mới.

Hơn 53% F0 trong ngày tại Hà Nội được phát hiện ở khu cách ly

Trong tổng số 1.400 ca nhiễm nCoV được ghi nhận trong ngày 19/12 tại Hà Nội, 747 trường hợp được phát hiện trong khu cách ly.

Bích Huệ

Bạn có thể quan tâm