Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

TP.HCM trên hành trình xuyên Việt của 'khối trưởng chở loa'

Chuyến đạp xe xuyên Việt của Đào Quang Hà không chỉ là thử thách chinh phục hàng nghìn cây số, đây còn là hành trình đầy cảm xúc, ghi lại những kỷ niệm trong những ngày tháng 4 lịch sử.


Khoi truong khoi cho loa anh 1

Trong suốt 22 ngày qua, chàng trai 24 tuổi quê Thái Bình bền bỉ trên chiếc xe đạp Thống Nhất cũ kỹ, vượt qua hơn 1.700 km từ Hà Nội đến TP.HCM, đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Khoi truong khoi cho loa anh 8
Trước đó, Hà đã được biết đến qua hành trình xuyên Việt bằng xe máy năm 2023 và 8 tháng đi bộ từ Hà Giang đến Cà Mau năm 2024. Lần này, chuyến đi bằng xe đạp lại thu hút sự chú ý đặc biệt bởi chiếc xe đạp Thống Nhất. Đến mỗi nơi, anh liên tục được mọi người nhận ra với biệt danh "Hà đạp xe" hay "khối trưởng khối chở loa", nhận được sự quý mến và giúp đỡ nhiệt tình từ người dân. Dọc theo dải đất hình chữ S, Hà nhiều lần được mời ăn cơm, uống nước, ăn đám giỗ, hay cả họp lớp. Những trải nghiệm này đã trở thành những kỷ niệm ấm áp, tiếp thêm sức mạnh để anh tiếp tục tiến bước.
Khoi truong khoi cho loa anh 9

Gặp phải cơn đau gối dữ dội từ ngày thứ 3 của cuộc hành trình, Quang Hà tưởng chừng muốn bỏ cuộc. Nhưng nhờ sự thăm khám kịp thời và thuốc men đầy đủ, cơ thể anh dần thích nghi với nhịp độ khắc nghiệt của hành trình.

Khoi truong khoi cho loa anh 10

Mỗi ngày, Hà đều nỗ lực đạp xe từ 80 đến 100 km. Trên chặng đường cuối, khi tiến vào trung tâm TP.HCM, giai điệu hào hùng của ca khúc Đất nước trọn niềm vui lại vang lên từ chiếc loa sau xe, hòa cùng không khí tưng bừng, náo nhiệt của thành phố đang chờ đón ngày lễ lớn.

Khoi truong khoi cho loa anh 11

Đặt chân đến TP.HCM, Hà không khỏi xúc động khi đạp xe qua những công trình biểu tượng, cảm nhận rõ rệt không khí háo hức của người dân. Anh đã thức trắng đêm 26/4, hòa mình vào dòng người xuống đường xem buổi tổng duyệt diễu binh vào sáng ngày 27/4. Tuy nhiên, việc di chuyển liên tục dưới cái nắng gay gắt và thiếu ngủ đã khiến Hà kiệt sức và phải truyền nước sau khi lễ tổng duyệt kết thúc.

Khoi truong khoi cho loa anh 12

Tại TP.HCM, Hà có cuộc gặp gỡ đáng nhớ với ông Trần Văn Thanh (76 tuổi) - một cựu chiến binh từ Nghệ An cũng thực hiện hành trình độc hành bằng xe máy vào thành phố để mừng 50 năm Ngày Giải phóng. Cộng đồng mạng đã gọi đây là "cuộc hội ngộ của hai khối yêu nước".

Khoi truong khoi cho loa anh 13

Qua những video chia sẻ trên mạng xã hội, hành trình của Hà đã lan tỏa mạnh mẽ và được nhiều người biết đến. Khi gặp anh ngoài đời, nhiều người "tay bắt mặt mừng", trao cho anh những cái ôm ấm áp, những lời chúc chân thành và cùng nhau ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ.

Khoi truong khoi cho loa anh 14

Hà chia sẻ rằng bất kỳ chuyến đi nào cũng có những khó khăn, nhưng điều quan trọng là chúng ta luôn giữ được sự kiên trì và không bỏ cuộc. Hành trình này đã giúp anh trưởng thành hơn và hiểu rõ hơn về chính bản thân mình.

Khoi truong khoi cho loa anh 15

Sau khi tham gia chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, "khối trưởng khối chở loa" sẽ trở về Hà Nội bằng máy bay, khép lại cuộc hành trình. Chiếc xe đạp Thống Nhất - người bạn đồng hành đặc biệt - sẽ được anh gửi về bằng ôtô, mang theo những kỷ niệm không thể quên về một tháng Tư lịch sử.

Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?

Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.

> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'

Biểu tượng phát triển của TP.HCM qua góc nhìn thủ môn Patrik Lê Giang

Thủ quân CLB TP.HCM thể hiện tinh thần dân tộc Việt Nam, lòng biết ơn và không khí tự hào trong bộ ảnh cùng công trình biểu tượng phát triển của thành phố mừng đại lễ 30/4 sắp tới.

Nụ cười, nước mắt tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh trước thềm 30/4

Bảo tàng chứng tích chiến tranh là điều thu hút Charlotte (quốc tịch Đức) tìm đến TP.HCM. Cô xúc động khi nhìn nhiều tấm ảnh hiện trường và biết rằng nhiều nhiếp ảnh gia đã mất ngay sau khi chụp những khoảnh khắc đó.

Linh Huỳnh - Hoàng Vũ

Bạn có thể quan tâm