Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VODCAST

Trầm cảm khác buồn vu vơ

Theo thạc sĩ Huỳnh Luân, nỗi buồn thông thường sẽ tiêu tan sau một thời gian nhất định. Trong khi đó, trầm cảm dai dẳng và kéo dài nhiều tháng năm, gây ảnh hưởng tới cuộc sống.

suc khoe tam ly,  tam ly hoc,  nguoi tre anh 1suc khoe tam ly,  tam ly hoc,  nguoi tre anh 2

Theo thạc sĩ Huỳnh Luân, nỗi buồn thông thường sẽ tiêu tan sau một thời gian nhất định. Trong khi đó, trầm cảm dai dẳng và kéo dài nhiều tháng năm, gây ảnh hưởng tới cuộc sống.


_______

Show: Healy Chilly

Host: Khánh Linh

Khách mời: Nguyễn Huỳnh Luân - Giảng viên ngành Tâm lý học

Độc giả có thể nghe bản Audio tại đây.

Độc giả cũng có thể theo dõi Healy Chilly trên Spotify Apple Podcast

_______

Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Luân có gần 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và thực hành trong lĩnh vực Tâm lý học. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ Tâm lý học chuyên ngành Tâm bệnh học và tâm lý lâm sàng tại Đại học Swansea (Vương quốc Anh), hiện tại là giảng viên ngành Tâm lý học tại một trường đại học Quốc tế ở TP.HCM.

Đến với Healy Chilly, thầy Luân giải đáp nhiều câu hỏi liên quan đến bệnh trầm cảm, đặc biệt là cách phân biệt bệnh với nỗi buồn thông thường.

Với những người mới phát hiện bị mắc vấn đề tâm lý, thạc sĩ Luân khuyên bạn không nên hoang mang. "Đây là dấu hiệu của cơ thể cảnh báo chính mình đã đến lúc dừng lại để nhìn nhận lối sống và tìm cách khắc phục. Bạn nên bình thản đón nhận và tìm kiếm sự trợ giúp từ người thân, bạn bè, cũng như các nguồn lực xã hội".

Khi được hỏi ý kiến về những phương pháp trị liệu "không chính thống" như tìm tới chánh niệm, thiền, yoga... thầy Luân cho biết hoàn toàn ủng hộ bất kỳ phương pháp nào miễn sao bạn cảm thấy phù hợp với mình.

Nói về phương pháp của tâm lý học, ông nhấn mạnh việc tìm đến chuyên gia được đào tạo chính thống sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian hơn, không gặp phải tình trạng "mở ra vấn đề nhưng không đóng lại được".

"Việc trị liệu cần áp dụng kỹ thuật bài bản đã được kiểm định, can thiệp bằng liệu pháp được thực chứng. Điều này khác với những phương pháp tự phát như chánh niệm, thiền..." thạc sĩ cho biết.

Giải đáp cho câu hỏi muôn thuở "Bệnh tâm lý có khỏi hoàn toàn được không?", ông Luân phân tích điều đó tùy thuộc vào định nghĩa của bạn thế nào là "khỏi hoàn toàn"? Ông cho biết có nhiều người chỉ mong được ăn ngủ bình thường trở lại, có người muốn vấn đề được giải quyết triệt để, có người mong không bị tổn thương thơ ấu ám ảnh nữa... Tóm lại, việc trị liệu phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm của bạn.

Host Khánh Linh lần đầu bày tỏ mong muốn được tìm hiểu và theo học ngành Tâm lý phải bắt đầu thế nào. Thầy Luân hoan nghênh các bạn theo đuổi ngành nếu muốn làm việc với con người, thích giao tiếp, có nguồn năng lượng tích cực và thấu cảm với mọi người xung quanh.

Theo thầy, việc trị liệu tâm lý đòi hỏi sự sáng tạo, bởi mỗi người có một nỗi khổ khác nhau và không thể áp dụng một phương pháp giống nhau.

Nhận xét về tiềm năng của ngành ở Việt Nam, thầy chia sẻ thắng thắn là tâm lý học chưa nhận được sự quan tâm đúng mực của xã hội. Tuy nhiên, sau dịch Covid-19, người trẻ dần hứng thú hơn với lĩnh vực này, từ đó mở ra cơ hội tươi sáng.

"Tâm lý học không chỉ điều trị sức khỏe tâm thần, mà còn đóng vai trò hiểu về con người để áp dụng cho việc tuyển dụng, đào tạo nhân sự của các cơ quan, đoàn thể", thầy Luân cho biết.


Zing Podcast Team

Host: Khánh Linh
Sản xuất: Phan Nhật - Hoàng Nhật
Concept: Minh Trí, Đồ họa: Mỷ Thi
Biên tập: Hoàng Nhật - Nghiêm Ngọc
Video: Ái Duyên - Ngân Phạm
Ảnh: Phương Lâm

Bạn có thể quan tâm