Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Tranh luận lành mạnh chốn công sở

Nhiều nhân viên dễ "bàn ra" hoặc công kích cá nhân trong phòng họp. Lúc này, quản lý cần xác định mục tiêu cuộc thảo luận, giữ bình tĩnh để duy trì trạng thái cân bằng.

Tranh luận tích cực sẽ giúp nhóm làm việc tìm được phương án phù hợp, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Ảnh minh họa: Phương Lâm.

Trong quá trình làm việc nhóm, tranh cãi là điều không thể tránh khỏi. Ai cũng có ý kiến riêng và nỗ lực tìm cách bảo vệ quan điểm. Thậm chí, nhiều người còn sẵn sàng đẩy vấn đề lên cao trào, khiến tập thể căng thẳng để giành phần thắng.

Do đó, nếu không được điều hướng khéo léo, những cuộc bàn luận sẽ trở nên gay gắt, ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ công sở và văn hóa làm việc chung.

Dưới đây là một số lời khuyên giúp quản lý thúc đẩy tinh thần tranh luận tích cực cho nhân sự dưới quyền tại chốn văn phòng, theo Entrepreneur.

tranh luan tich cuc anh 1tranh luan tich cuc anh 2
tranh luan tich cuc anh 3

Thiếu mục tiêu rõ ràng, buổi họp dễ sa vào tranh cãi vụn vặt. Ảnh minh họa: Karolina Grabowska/Pexels.

Xác định mục tiêu

Cuộc thảo luận sẽ không đi về đâu nếu mọi người không nắm rõ mục đích cuối cùng.

Do đó, trước mỗi buổi họp, quản lý cần xác định cụ thể “đầu ra” của câu chuyện nhằm đảm bảo tinh thần trao đổi lành mạnh.

Chưa kể, hành động này cũng giúp nội dung không bị chệch hướng và duy trì nhịp độ trao đổi của tập thể.

Đồng thời, nhóm điều hành nên lập ra những quy tắc dành riêng cho hoạt động họp hành, bàn luận công việc.

Chẳng hạn: chỉ tập trung vào chủ đề chính, không công kích cá nhân, mọi lý lẽ phải được phục vụ cho công việc… Ngay khi phát hiện dấu hiệu nhân viên quá khích hoặc cố lách luật để giải tỏa cảm xúc, nhiệm vụ của quản lý là chỉ rõ, nhắc nhở và nhanh chóng điều hướng cuộc thảo luận.

Nếu buổi họp rơi vào ngõ cụt, chúng ta cần chậm lại và tập trung hơn vào định hướng xây dựng hoặc KPI trong giai đoạn hiện tại. Muốn đảm bảo điều này, quản lý buộc phải có hiểu biết và tầm nhìn rõ ràng về nhóm phụ trách trực tiếp nói riêng và công ty nói chung.

tranh luan tich cuc anh 4tranh luan tich cuc anh 5
tranh luan tich cuc anh 6

Quản lý cần thông báo rõ mục đích và định hướng hoạt động cho nhân viên trước khi buổi họp diễn ra. Ảnh minh họa: Rodnae Productions/Pexels.

Phân loại nội dung tranh luận

Theo doanh nhân kiêm nhà đầu tư công nghệ Jyoti Bansal, nếu muốn có một cuộc tranh luận hiệu quả, quản lý cần xác định được đâu là vấn đề đáng được đem ra “mổ xẻ”.

“Không phải chuyện gì cũng xứng đáng trở thành mối bận tâm của tập thể. Bàn luận tràn lan là nguyên nhân gây mất sức và cảm hứng làm việc cho mọi người.

Cuối cùng, người phải chịu thiệt thòi và tìm cách giải quyết chính là quản lý chứ không ai khác”, Bansal nói.

Với kinh nghiệm điều hành của mình, ông cho rằng kế hoạch ra mắt, mua lại hay đổi mới chiến lược cốt lõi là nội dung buộc phải xem xét kỹ lưỡng.

Những vấn đề còn lại có thể được trao đổi qua tin nhắn, hoặc trong buổi họp ít mang tính nghiêm trọng hơn. Bằng không, mọi quyết định đưa ra đều không mang về hiệu quả như kỳ vọng.

tranh luan tich cuc anh 7tranh luan tich cuc anh 8
tranh luan tich cuc anh 9

Quản lý nên là người nắm rõ định hướng, KPI của công ty và nhóm hoạt động để dễ dàng điều phối bất kỳ buổi họp nào. Ảnh minh họa: Cottonbro/Pexels.

Làm gương

Muốn thúc đẩy văn hóa tranh luận tích cực, chúng ta cần xây dựng mô hình đội, nhóm làm việc nhất quán.

Trong công ty, Bansal luôn yêu cầu các quản lý trực tiếp phải giới thiệu và làm gương cho nhân viên mới về văn hóa làm việc, họp hành.

Trước những bất đồng, mọi người được yêu cầu phải giải quyết bằng lý lẽ và sự logic, thay vì tạo ra xung đột dựa trên cái tôi hoặc lợi ích riêng.

Quan trọng hơn cả, lãnh đạo phải cho thấy khả năng đẩy lùi xung đột, chứ không nên trở thành người khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

"Do đó, họ cần được tham gia các khóa học giữ bình tĩnh, chốt lại vấn đề một cách khéo léo để không khiến bên nào phải bức xúc hậu buổi họp.

Ngoài ra, hãy xem đây là để rèn luyện khả năng tiếp thu những ý tưởng mới, cũng như hiểu rằng sẽ đến lúc nhân viên thể hiện xuất sắc hơn cả bạn”, Bensal nói thêm.

Trì hoãn công việc, chống đối deadline

Dù hiểu rõ hậu quả, không ít nhân sự vẫn tìm cách trì hoãn công việc. Cứ như vậy, hiệu quả lao động của chính họ và tập thể ngày càng xuống dốc.

Niềm vui và nỗi buồn của công việc

Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.

Bi kip cua nguoi gioi xoay xo hinh anh

Bí kíp của người giỏi xoay xở

0

Trong công việc hay đời sống riêng, chúng ta khó tránh khỏi những sự cố ập đến bất chợt. Thay vì để bị "cuốn đi", cá nhân cần chủ động lên kế hoạch, chuẩn bị cho rủi ro.

'Keu cuu' khi qua tai cong viec hinh anh

'Kêu cứu' khi quá tải công việc

0

Thay vì nhẫn nhịn, nhân viên cần lên tiếng nếu liên tục bị giao thêm việc dù đã quá bận rộn. Nếu không, kiệt sức và bị đánh giá thấp là kết quả khó tránh.

Hoàng Kỳ

Bạn có thể quan tâm