Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trẻ em nhập viện vì ăn khoai tây chiên dán nhãn 18+ ở Nhật Bản

Ít nhất 14 học sinh tại một trường trung học ở Tokyo đã phải nhập viện sau khi ăn quá nhiều khoai tây chiên cay trong giờ nghỉ buổi sáng.

Sản phẩm khoai tây chiên khiến ít nhất 14 học sinh nhập viện.

Trẻ em bị buồn nôn và đau miệng sau khi ăn "khoai tây chiên vị cà ri 18+". Một người đổ bệnh đến mức phải di chuyển bằng xe lăn, Asahi Shimbun đưa tin.

Loại khoai tây chiên này được quảng cáo là không dành cho người dưới 18 tuổi vì có vị cay nồng từ Bhut Jolokia (ớt ma) - loại ớt cay nhất thế giới.

Một học sinh đã đưa loại đồ ăn vặt này đến Trường Trung học Rokugo Koka "chỉ để giải trí" vào ngày 16/7. Gần 30 học sinh đã ăn khoai tây chiên và 14 người trong số này phải nhập viện, hầu hết đều là nữ.

Theo nhà sản xuất đồ ăn Isoyama Corp, sản phẩm có kèm theo cảnh báo trên bao bì nêu rõ: "Những người dưới 18 tuổi không nên ăn sản phẩm này vì nó quá cay" và "Không chỉ những người không ăn được cay mà cả những người thích ăn cay cũng cần thận trọng khi ăn sản phẩm này".

Một đại diện của công ty đã xin lỗi sau sự cố và hy vọng các học sinh sẽ sớm bình phục, tờ Mainichi Shimbun đưa tin. Nhà trường đã báo cảnh sát vào khoảng 13h và cho biết một số học sinh gặp vấn đề sau khi dùng món ăn vặt có vị cay.

khoai tay chien anh 1

Sản phẩm khoai tây chiên này có chứa loại ớt cay nhất thế giới.

Năm 2007, Sách Kỷ lục Guinness Thế giới đã chứng nhận ớt ma là loại ớt cay nhất thế giới, có độ cay lên tới hơn 1 triệu đơn vị nhiệt scoville (viết tắt là SHU), cay gấp 170 lần so với tương ớt thông thường.

Đồ ăn vặt cay đã trở nên phổ biến với các thử thách trên mạng xã hội. Nhưng đôi khi những sản phẩm này khiến người dùng phải nhập viện và thậm chí còn liên quan đến cái chết của một thiếu niên ở Massachusetts vào năm ngoái.

Đan Mạch mới đây đã thu hồi mì ramen Hàn Quốc có chứa hàm lượng chiết xuất ớt cao trong hỗn hợp nước dùng. Cơ quan quản lý cho biết nồng độ này vượt quá nồng độ tìm thấy trong một loại đồ ăn vặt bị cho là nguyên nhân gây ra ngộ độc ở Đức.

Henrik Dammand Nielsen từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đan Mạch nói với CBS News: "Ớt với số lượng lớn có thể gây nguy hiểm cho trẻ em và người lớn ăn cay kém nói riêng. Các triệu chứng có thể bao gồm nóng rát, khó chịu, buồn nôn, nôn mửa và tăng huyết áp. Đó là lý do chúng tôi đang yêu cầu các cửa hàng loại bỏ những sản phẩm này khỏi kệ".

'Dấu chân carbon' từ đám cưới đắt nhất thế giới

Đám cưới trung bình với 300 người ở Ấn Độ có thể tạo ra 1,5-2 tấn chất thải và khoảng 30-40 tấn khí CO2 - chưa tính đến quá trình di chuyển của khách mời.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Lê Vy

Ảnh: Kyodo News

Bạn có thể quan tâm