Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ được sống trong môi trường gần gũi với tự nhiên sẽ hạnh phúc và khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Sau thời gian giãn cách, thiên nhiên càng đáng quý
“Suốt mấy tháng, con tôi dán mắt vào điện thoại. Nghĩ tới tuổi thơ sống trong thiên nhiên, được bắt châu chấu cào cào, được lội sông nghịch nước của mình ngày xưa, tôi buồn thắt lòng. Covid-19 đã đảo lộn cuộc sống của không ít người. Trong đó, con trẻ có lẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi bó mình trong bốn bức tường”, chị Minh Phương (36 tuổi, Hà Nội) chia sẻ.
Nhà chị có hai con trai, do bố mẹ bận công việc nên gửi ông bà ngoại trông nom. Bé lớn 9 tuổi đang học tiểu học ngày nào cũng phải dùng điện thoại để học online. Bé nhỏ hơn mới 5 tuổi phải nghỉ lớp mầm non, ở nhà không có ai chơi cùng nên thời gian chủ yếu dành cho tivi.
“Cả hai bé vốn năng động, hoạt bát, nay đã hình thành thói quen điện thoại không rời tay. Cho dù ông bà hay bố mẹ nhắc nhở thì cũng chỉ được một lúc, sau đó con lại đâu vào đấy”, chị Phương cho biết.
Quãng thời gian này khiến chị lo ngại vì những thói quen đã manh nha hình thành rất khó thay đổi. Sau này, hai bé đã bắt đầu đi học trở lại, nhưng tâm trí thì vẫn không thể quên đi sự hấp dẫn của các sản phẩm kỹ thuật số. Điều đó hạn chế nhiều trải nghiệm sống của trẻ, đặc biệt là thiếu vắng sự kết nối với cộng đồng, với thiên nhiên xung quanh.
Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia tâm lý trẻ em Tô Nhi A - giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM từng khẳng định: “Thiên nhiên không được lập trình sẵn như trên các thiết bị công nghệ mà luôn thay đổi, ẩn chứa trong nó những điều huyền bí không đoán trước được. Chính vì thế, gần gũi với thiên nhiên là một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng cường và phát huy khả năng sáng tạo của trẻ”.
Trẻ có được sự sáng tạo sẽ đạt được nhiều ích lợi quan trọng, không còn sao chép rập khuôn mà biết cách thể hiện đúng nội tâm của mình hơn. Các bé có thể chủ động tiếp nhận các nhiệm vụ, dễ dàng chấp nhận và mở lòng hơn với sự khác biệt, liên kết các khả năng tích cực…
Sức mạnh của thiên nhiên còn góp phần quan trọng vào quá trình phát triển năng lực toàn diện về nhân cách của trẻ. Không gian xanh thân thiện và an lành sẽ giúp nuôi dưỡng tâm hồn nhân văn và hướng thiện hơn. Đây chính là những giá trị quý báu mà ai cũng muốn trao tặng cho thế hệ tương lai.
Giống như tuổi thơ trước kia của chính người lớn chúng ta, được hòa mình vào thiên nhiên là có được “kho học liệu” quý giá nhất. Mỗi đứa trẻ đều được thỏa thích khám phá thế giới xung quanh, qua đó khám phá chính bản thân. Những nụ cười, kỷ niệm hạnh phúc cũng từ đó mà ra, trở thành nền tảng gắn bó với cả hành trình lớn khôn, trưởng thành của mỗi người.
Hành trình này cần trẻ đích thân thực hiện, nhưng cũng không thể thiếu vai trò đồng hành của cha mẹ. Lưu ý đến môi trường sống - không gian sống ngay từ đầu sẽ góp phần tạo điều kiện cho trẻ được gần gũi với thiên nhiên một cách toàn diện nhất.
Mang thiên nhiên vào từng nhịp sống và chặng đường lớn khôn
Chị Huyền Trang (32 tuổi, Hà Nội) cũng như bao người khác thuộc thế hệ cuối 8X - đầu 9X, có một tuổi thơ giản dị. Niềm vui của trẻ nhỏ khi đó chỉ là sáng đi bắt ve, trưa trốn ngủ rủ lũ bạn cùng nhảy dây, trốn tìm, tới chiều tối lại đua nhau thả diều, mẹ gọi mãi không chịu về ăn cơm. Những thú vui tưởng chừng đơn giản nhưng dần trở nên “hiếm có khó tìm” giữa thế kỷ XXI.
Phố thị sôi nổi, náo nhiệt nhưng đồng thời cũng đem tới không ít phiền nhiễu, mệt mỏi cho mỗi thành viên. Cô con gái của chị đã 12 tuổi nhưng vẫn rất nhút nhát, không hòa đồng do thiếu không gian vui chơi.
“Từ nhà đến trường, rồi lại từ trường về nhà, cả ngày chẳng có chỗ chơi, chẳng có bạn bè cùng trang lứa thì khổ thân trẻ con quá đi mất”, chị Trang buồn lòng tâm sự.
Chính thời điểm đó, chị đọc được cuốn sách Last Child in the Woods (tạm dịch: Đứa trẻ cuối cùng trong rừng) của tác giả người Mỹ Richard Louv. Thông qua những chia sẻ của tác giả, chị mới biết tới khái niệm “rối loạn thiếu hụt thiên nhiên”, thiếu vitamin N, tức Nature (thiên nhiên).
Thay vì để trẻ dành nhiều thời gian hơn trong thế giới kỹ thuật số, tác giả đã khuyến khích người lớn đưa con trẻ về với thiên nhiên càng nhiều càng tốt. Điều này khiến chị Trang lên kế hoạch chuyển đến thành phố triệu cây xanh - Ecopark.
“Sau một năm rưỡi chuyển nhà, tận mắt chứng kiến những thay đổi của con, của mỗi thành viên trong gia đình, tôi lại thầm thở phào, may mắn là mình đã đưa ra quyết định kịp lúc”, chị Trang chia sẻ. “Nói không ngoa, nhưng thực sự thiên nhiên là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sống, từ chính những trải nghiệm nhỏ bé nhất”.
Chẳng hạn, mỗi sáng, gia đình chị có thể đi tập thể dục, đạp xe quanh công viên, giúp hình thành thói quen tăng cường rèn luyện sức khỏe thể chất từ sớm. Nơi đây không chỉ có cảnh quan đẹp đẽ, mà còn sở hữu không gian sinh hoạt rộng lớn, rất tiện để con gái chị có thể kết bạn cùng lứa tuổi.
Cũng nhờ môi trường nhiều cây cối giúp nền nhiệt dễ chịu hơn trong thành phố, trẻ em có thể thoải mái hoạt động ngoài trời mà không phải “dính chặt” những không gian kín có điều hòa.
“Hàng ngày, được nô đùa, chạy nhảy nhiều hơn giúp bé bắt đầu hướng ngoại và năng động hơn. Tôi nhìn mà cũng thấy vui”, chị Trang vui mừng chứng kiến những thay đổi đầu tiên của con gái.
Bên cạnh đó, được tiếp xúc gần gũi với tự nhiên giúp con trẻ bắt đầu tự do khám phá, phát triển năng lực. Hàng ngày, cô bé vừa có chỗ để dắt vật nuôi đi dạo, vừa được tham gia các hoạt động ngoại khóa có ích như thả diều, cắm trại, picnic, vẽ tranh ngoài trời…
Điều này kích thích con gái chị hứng thú hơn với việc tìm hiểu thế giới tự nhiên phong phú, muốn biết tên đủ các loại cây xanh, hoa cỏ xung quanh mình.
Hệ sinh thái động vật sinh sống, cư ngụ tại Ecopark đa dạng giúp cô bé được mở mang kiến thức. Không cần cha mẹ kè kè bên cạnh, bé bắt đầu rủ bạn bè ra công viên quan sát chim chóc bay lượn, những đàn chim công quý hiếm, cho thỏ và chim muông ăn.
“Đôi khi, bé sẽ về nhà để khoe ‘chiến tích đi rừng’ nhặt xác ve sầu, mục sở thị quá trình côn trùng lột xác, hoặc tìm kiếm những loài động vật đến từ tự nhiên như sóc, nai… Lúc đó, tôi cảm thấy cô con gái nhỏ giống như một nhà khoa học đích thực”, chị Trang chia sẻ.
Con gái chị đặc biệt thích khám phá khu vực ven hồ cùng bố mẹ. Khi đó, bé có thể ngắm nhìn cá lặn dưới nước, từng đàn vịt trời, ngỗng trời, bồ nông, cò vạc… làm tổ và kiếm ăn.
Chị Trang nhấn mạnh: “Khi thực sự sinh sống trong một môi trường gắn liền với yếu tố thiên nhiên xanh, nơi mà con người và động - thực vật có được sự giao hòa, mọi người đều sẽ thấy cả cơ thể và tâm hồn dần dần thay đổi. Đó đều là những điều hiếm có, khó có thể làm ở môi trường nội đô vì có quá ít cây xanh, nhiều khói bụi ô nhiễm, động vật khó có thể cư trú lâu dài. Đặc biệt, ở nơi này, trẻ nhỏ thực sự được hạnh phúc. Bất cứ thứ gì, từ chiếc lá tới cành cây, hay những sinh vật nhỏ bé đều có thể là niềm vui cho trẻ suốt nhiều ngày dài”.
Có thể thấy, việc lựa chọn một môi trường thích hợp để trẻ em phát triển và học hỏi luôn là điều quan trọng. Nếu chỉ sống với màn hình tivi, máy tính hay điện thoại, trẻ sẽ tự đóng lại các giác quan của bản thân. Trong khi đó, sống hòa mình vào thiên nhiên giúp ích cho não, cơ thể và cả tâm hồn của trẻ. Và mỗi đứa trẻ ở Ecopark đang được hít thở bầu không khí trong lành và tận hưởng từng giây từng phút quý giá với thiên nhiên đó.
Bình luận