Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Treo máy ảnh vào chùm bóng bay để chụp Hồ Gươm

Buộc một máy ảnh vào chùm bóng bay, rồi thả lên trời bằng sợi dây dài khoảng 25-30m, anh Đức đã có chùm ảnh chưa từng có về Hồ Gươm và cầu Thê Húc, với góc chụp thẳng đứng từ trên xuống.

Treo máy ảnh vào chùm bóng bay để chụp Hồ Gươm

Buộc một máy ảnh vào chùm bóng bay, rồi thả lên trời bằng sợi dây dài khoảng 25-30m, anh Đức đã có chùm ảnh chưa từng có về Hồ Gươm và cầu Thê Húc, với góc chụp thẳng đứng từ trên xuống.

Ở hướng nhìn này, tác giả không thể tác nghiệp từ một tòa nhà cao tầng nào đó ở gần Hồ Gươm như những bức hình từng xuất hiện trước đây. Có ý kiến cho rằng, người chụp đã ngồi trên máy bay trực thăng hoặc treo mình trên tàu lượn hay khí cầu mới có bức hình lạ đến vậy.

Tuy nhiên, trên thực tế, tác giả chùm ảnh, anh Trương Anh Đức, 32 tuổi, lập trình viên tự do sống tại Thành Công, Hà Nội đã thực hiện bộ ảnh theo phương án đơn giản hơn rất nhiều. Đó là, buộc một máy ảnh vào chùm bóng bay, rồi thả lên trời bằng sợi dây dài khoảng 25-30m.

Treo máy ảnh vào chùm bóng bay để chụp Hồ Gươm

Bức ảnh "cong" từng được tải lên xomnhiepanh.com gây xôn xao cộng đồng mạng. Ảnh: Anh Đức.

Sở dĩ, anh Đức chọn loại máy ảnh này vì đây là loại máy ảnh chuyên dụng, vốn dành cho dân thể thao (đua xe, lướt ván) có chế độ chụp hình liên tiếp theo độ trễ cài đặt từ trước và nhất là trọng lượng của máy chỉ khoảng 160 gram, đủ nhẹ để hai quả bóng bay có thể nâng lên cao.

Loại máy ảnh mà anh Đức treo lên bóng bay để chụp Hồ Gươm. Anh Đức dự định sử dụng loại máy ảnh mới, cho phép cài đặt bản firmware để có thể chỉnh thông số giúp chụp ảnh tốt hơn. Tuy nhiên, theo tính toán, máy ảnh mới phải cần tới 4 quả bóng bay mới nâng được lên cao.

Với sự phổ biến của các thiết bị chụp hình hiện nay, những bức ảnh về Hồ Gươm và các thắng cảnh của Hà Nội tràn đầy trên mạng. Tuy nhiên, những bức hình chụp theo góc thẳng đứng lại rất hiếm. Trong khi đó, những hình ảnh chụp bằng vệ tinh trên các trang wikimapia hay google maps lại chỉ có tính chỉ dẫn thuần túy giống sa bàn và không có hình khối.

“Chiêm ngưỡng nhiều ảnh phong cảnh Hà Nội nhưng tôi vẫn thấy thiếu một điều gì đó. Treo máy ảnh lên bóng bay để chụp từ trên cao xuống, đơn giản, tôi chỉ muốn có một góc nhìn mới lạ, sống động chưa từng có về Hà Nội”, anh Đức chia sẻ.

Treo máy ảnh vào chùm bóng bay để chụp Hồ Gươm

Anh Đức khi đang "tác nghiệp". Ảnh do nhân vật cung cấp.

Trầm trồ với bức ảnh lạ của anh Đức, nhiều cư dân mạng đã đề nghị anh Đức công bố thêm nhiều bức hình chụp từ trên cao. Thế nhưng, không nhiều người biết rằng, trong số 200 bức hình anh Đức đã chụp, có rất ít tấm ưng ý và chỉ khoảng 20% là tạm được. Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết luôn thay đổi và tính năng hạn chế của máy đã làm giảm tỷ lệ thành công. “Tôi đã chọn lúc mặt trời đứng bóng, trời lặng gió để chụp hình. Thế nhưng, càng lên cao, càng nhiều gió khiến máy ảnh lắc lư nên tỷ lệ thành công rất thấp”, anh Đức chia sẻ.

Chính vì vậy, anh Đức quyết tâm cải thiện khả năng chụp ảnh bằng cách dành thời gian viết hệ điều hành (firmware) cho máy ảnh. Hiện, anh đã hoàn thiện bản firmware riêng, giúp anh chủ động điều chỉnh thông số như độ nhạy sáng (ISO), tốc độ màn trập, khẩu độ, độ trễ chụp hình… Với bản firmware mới này, anh Đức dự định sớm hoàn thành bộ ảnh về Hà Nội từ trên cao như Văn Miếu, Nhà thờ lớn, chùa Trấn Quốc, Cầu vượt ngã tư Sở (trong giờ cao điểm)… trong năm nay.

Dưới đây là một số hình ảnh về Hồ Gươm chụp từ trên cao trong bộ ảnh của anh Đức:

Treo máy ảnh vào chùm bóng bay để chụp Hồ Gươm
Treo máy ảnh vào chùm bóng bay để chụp Hồ Gươm
Treo máy ảnh vào chùm bóng bay để chụp Hồ Gươm
Treo máy ảnh vào chùm bóng bay để chụp Hồ Gươm

Theo Đất Việt

Theo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm