Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Triển lãm hiếm của danh họa David Hockney

Triển lãm mang đến nhiều tác phẩm được sáng tác thời trẻ của David Hockney, một trong những họa sĩ có sức ảnh hưởng lớn của thế kỷ 20.

David Hockney đã có những đóng góp cho phong trào nghệ thuật đại chúng những năm 1960. Trong ảnh là tác phẩm Portrait of an Artist (1972). Ảnh: Regan Vercruysse

Triển lãm Hockney/Origins: Early Works from the Roy B. and Edith J. Simpson Collection, diễn ra tại Bảo tàng Bruce ở bang Connecticut (Mỹ), thu hút sự quan tâm của giới mộ điệu khi trưng bày các tác phẩm hiếm khi được xuất hiện trước công chúng của David Hockney.

Triển lãm mang đến cái nhìn sâu sắc và độc đáo về sự nghiệp của họa sĩ từ những năm 1960, khi ông còn là sinh viên tại Đại học Nghệ thuật Hoàng gia London (Anh).

Với những người yêu nghệ thuật, David Hockney không phải là cái tên xa lạ. Ông là người đóng góp quan trọng cho phong trào nghệ thuật đại chúng những năm 1960 và được coi là một trong những nghệ sĩ người Anh có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20.

16 bức họa của David Hockney

Tagline của Bảo tàng Bruce là "Where art meets science" (Nơi nghệ thuật giao thoa khoa học). Robert Wolterstorff, Giám đốc điều hành của Bảo tàng Bruce, cho rằng sự nghiệp vẽ của Hockney là sự kết hợp của cả 2 yếu tố trên.

“Hockney say mê với cách mọi người nhìn thế giới và thể hiện nó thông qua các dấu hiệu trên giấy hoặc tranh sơn dầu. Việc quan sát, diễn giải và sáng tạo đó chính là trọng tâm của cả nghệ thuật và khoa học", Wolterstorff nói.

trien lam David Hockney anh 1

Tác phẩm A Grand Procession of Dignitaries in the Semi-Egyptian Style (1961) được thực hiện khi Hockney 24 tuổi.

Margarita Karasoulas là giám tuyển triển lãm lần này. Trong không gian sẽ trưng bày 16 tác phẩm được mượn từ bộ sưu tập của 2 nhà sưu tầm Roy B. và Edith J. Simpson. Cả 2 đã xây dựng một bộ sưu tập lớn các tác phẩm của Hockney tại ngôi nhà của họ ở Connecticut (Anh) trong suốt nhiều thập kỷ.

Edith J. Simpson cho biết họ chưa bao giờ nghĩ rằng những bức tranh sẽ là của mình mãi mãi, vì vậy cả 2 rất vui khi được chia sẻ bộ sưu tập đặc biệt này với bảo tàng Bruce và cộng đồng yêu nghệ thuật.

Tác phẩm chủ chốt trong triển lãm là A Grand Procession of Dignitaries in the Semi-Egyptian Style (1961), được thực hiện khi Hockney 24 tuổi. Ông lấy cảm hứng sáng tác từ bài thơ Waiting for the Barbarians (1898) của thi sĩ Constantine P. Cavafy.

Cavafy là một trong những tác giả hiện đại đầu tiên viết một cách cởi mở về đồng tính luyến ái. Tác phẩm của thi sĩ đã có tác động lớn đến Hockney, một người đồng tính nam sinh sống ở xứ sở sương mù trước khi nước Anh hợp pháp hóa một phần đồng tính luyến ái vào năm 1967.

Tác phẩm nghệ thuật này đã mang về cho Hockney huy chương vàng tại cuộc triển lãm Young Contemporaries năm 1962 tại phòng trưng bày của Hiệp hội Nghệ sĩ Hoàng gia Anh ở London.

Nguồn cảm hứng

Các bức tranh của Hockney rất phong phú, nguồn cảm hứng của ông được lấy từ vô số địa điểm và phong cách.

French Shop (1971) thể hiện nguồn cảm hứng nghệ thuật đại chúng (Pop Art) của nghệ sĩ, và Japanese House and Tree (1978) cho thấy ảnh hưởng từ phong trào Fauvism của Henri Matisse đến Hockney.

A Bigger Splash (1967) có lẽ là bức tranh nổi tiếng nhất của Hockney. Tựa đề của bức tranh cũng được sử dụng cho bộ phim tài liệu năm 1973 kể về cuộc đời và cuộc chia tay của Hockney với nghệ sĩ Peter Schlesinger.

Triển lãm cũng bao gồm 2 tác phẩm trong series Paper Pools của Hockney, đó là Diving Board with Shadow (1978) và Swimming Underwater (1978), được thực hiện trước khi họa sĩ chuyển từ London (Anh) đến bang California (Mỹ).

Các tác phẩm được lấy cảm hứng từ chuyến viếng thăm bể bơi của nghệ sĩ Kenneth Tyler ở New York (Mỹ), và chúng đánh dấu sự khởi đầu của một chất liệu vẽ mới của Hockney, chính là bột giấy.

Triển lãm còn có các bức chân dung của bạn bè và đồng nghiệp của Hockney, trong đó có Celia, nàng thơ của ông trong Red and White Dress (1972).

trien lam David Hockney anh 4

Nhà thiết kế Celia Birtwell trong tác phẩm Red and White Dress (1972).

Nhà thiết kế Celia Birtwell và Hockney gặp nhau lần đầu tiên ở Los Angeles (Mỹ) vào năm 1964. Celia Birtwell đã nhiều lần ngồi làm người mẫu cho ông trong suốt 60 năm. Cô còn được khắc họa trong bức tranh Mr and Mrs Clark và Percy (1970), bên cạnh chồng mình, nhà thiết kế thời trang Ossie Clark.

Bảo tàng Bruce ban đầu là nhà riêng của Mục sư Tiến sĩ Francis L. Hawks. Sau đó, Robert Moffat Bruce, một thương gia dệt may, đã mua lại nơi này và tổ chức cuộc triển lãm đầu tiên vào năm 1912. Tại bảo tàng hiện có hơn 30.000 đồ vật và một không gian triển lãm mới được mở rộng vào tháng 4 vừa qua.

'Tiếp diễn cuộc sống' bằng chất liệu inox, vải bạt

Bằng những chất liệu gần gũi, bộ 3 nghệ sĩ Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Việt Trinh và Nguyễn Khôi đã mang đến các tác phẩm ấn tượng trong triển lãm "Tiếp diễn cuộc sống".

Gen Z quan tâm đến thế giới nội tâm nhiều hơn trước

Nguyễn Đoàn Minh Thư, tác giả của cuốn sách Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều là một người trẻ, một Gen Z sinh năm 2000. Cô tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tâm lý tại Đại học East Anglia và hiện làm thực tập sinh tư vấn tâm lý cho Bộ Y tế Anh (National Health Service). Minh Thư cho biết câu chuyện được viết từ chính trải nghiệm của cô và nhấn mạnh mỗi người chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi hiểu chính mình.

Thien duong co hoan hao khong? hinh anh

Thiên đường có hoàn hảo không?

0

Triển lãm "Thiên đường Hoàn hảo" được đặt trong không gian sống thay vì bảo tàng hay phòng trưng bày, đưa khán giả đi qua quá trình 12 năm làm nghề của hoạ sĩ Lưu Tuyền.

Mỹ Trinh

Ảnh: Tyler Graphics Ltd

Bạn có thể quan tâm