Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Trở thành nhân sự 'không thể thay thế' nhưng vẫn bị thay thế

Nhiều người cho rằng việc trở thành nhân sự quan trọng nhất công ty sẽ giúp họ tránh khỏi làn sóng sa thải. Song thực tế đang chứng minh điều ngược lại.

Trở thành nhân sự không thể thay thế chưa chắc đã an toàn trước cơn bão sa thải. Ảnh minh họa: Anna Tarazevich/Pexels.

“Hãy khiến bản thân trở thành người không thế thiếu trong doanh nghiệp. Điều đó sẽ giúp bạn không bị đuổi việc".

Đó là lời khuyên nghề nghiệp khá phổ biến. Thế nhưng, nhiều người cho biết dù đã hoàn thành mục tiêu đó, họ vẫn mất việc trong đợt sa thải gần đây, theo The Wall Street Journal.

Ai cũng có khả năng bị sa thải

Cả nhân sự bị cắt giảm lẫn những người ở lại đều khẳng định rằng chẳng có nhân viên nào là không thể thay thế được.

Thậm chí, việc cố gắng trở thành một người “không thể thay thế" trong doanh nghiệp có thể phản tác dụng. Lý do bởi họ có thể sẽ làm nhiều hơn những gì được yêu cầu một cách ngây thơ, nghĩ rằng nỗ lực sẽ đồng nghĩa với sự an toàn. Thế nhưng, cuối cùng họ vẫn bị sa thải, dẫn đến "vỡ mộng".

khong the thay the,  bi sa thai,  lan song sa thai, nhan su quan trong nhat,  khong the thieu anh 1

Không nhân sự nào là không thể thay thế. Ảnh minh họa: Anna Shvets/Pexels.

Beth McLaughlin McDonald là một trong số đó. Cô đã trải qua 3 đợt sa thải trong vài năm qua, nhưng cô vẫn tin rằng mình có thể trở thành một người quan trọng trong doanh nghiệp.

McDonald, làm việc từ xa ở Savannah (bang Georgia, Mỹ) tại một công ty khởi nghiệp công nghệ y tế, luôn khiến đội ngũ của mình trở nên nổi bật hơn bằng cách đảm nhận các nhiệm vụ mà đồng nghiệp khác làm chậm tiến độ. Cô được thăng chức nhanh chóng trong công việc và cảm thấy mình đã trở thành một nhân tố không thể thay thế.

Thế nhưng, McDonald vẫn bị sa thải khi công ty thu hẹp quy mô vào năm ngoái. Trong vòng chưa đầy 1 giờ, đội của cô bị cắt giảm từ 13 nhân viên xuống còn 3 nhân viên.

Đáng chú ý, tình trạng này không phải do thị trường lao động Mỹ hỗn loạn. Tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc vẫn ở mức thấp 3,9%, và số lượng việc làm tăng cao hơn so với những dự đoán của các nhà kinh tế.

Thay vào đó, 2 yếu tố khác khiến người lao động bi quan là do sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và cách tiến hành cắt giảm.

Công cụ hỗ trợ AI đang đe dọa các vị trí tưởng như rất an toàn. Trong khi đó, các thông báo sa thải chỉ được gửi ngắn gọn qua một email hoặc một cuộc gọi trên Zoom. Điều đó khiến các nhân sự đặt ra câu hỏi liệu họ có thực sự quan trọng trong doanh nghiệp hay không.

Về phía các nhà quản lý, nhiều người cho biết họ có chiến lược ngăn chặn nhân viên trở thành một người "không thể thay thế". Lý do bởi doanh nghiệp sẽ gặp nhiều rủi ro nếu phải phụ thuộc quá mức vào một nhân viên.

Quan trọng quá cũng không tốt

Debbie Boone, nhà tư vấn độc lập tại Mỹ, cho biết đôi khi cô sa thải những nhân viên rất tài năng, những người luôn cố gắng để cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

“Quá giỏi và không thể thay thế là tốt, điều này làm cho vị thế của người đó tăng lên. Song điều này làm giảm địa vị của chúng tôi", Boone nói.

Theo quan điểm của Boone, nhân viên không nên cố gắng trở thành người không thể thiếu.

Trở thành người duy nhất có những kỹ năng hoặc thông tin nhất định có thể giống như một loại bảo hiểm, nhưng điều này có thể dẫn đến sự ích kỷ, khiến họ bị sa thải một cách bất ngờ.

khong the thay the,  bi sa thai,  lan song sa thai, nhan su quan trong nhat,  khong the thieu anh 2

Trở thành người quan trọng quá cũng không tốt. Ảnh minh họa: Ivan Samkov/Pexels.

Avin Kline, giám đốc điều hành của công ty tiếp thị ở bang Florida (Mỹ), cho biết ông hy vọng hầu hết trong số 55 nhân viên của mình sẽ gắn bó với công ty từ 2-3 năm. Người quản lý này hiểu rằng việc thay đổi nhân sự là điều không thể tránh khỏi. Do đó, ông luôn đề phòng những cá nhân trở nên quan trọng.

Tuy nhiên, Shannon Howard, giám đốc tiếp thị nội dung của một công ty phần mềm, cho rằng trở thành một người "không thể thay thế" vẫn là mục tiêu đáng theo đuổi.

Cô kêu gọi mọi người nên bài trừ quan điểm “làm vừa đủ theo lương của bạn", điều khiến các nhân sự trẻ từ chối nỗ lực thêm.

Theo Howard, làm việc tốt, chăm chỉ và có tinh thần tích cực để trở thành người quan trọng không chỉ có lợi cho chính cá nhân, mà còn có thể tạo ra cơ hội mới trong tương lai, bất kể tình hình công việc hiện tại ra sao.

Bấm link của 'nhà tuyển dụng', Gen Z mất 3.000 USD

Naved Alam (22 tuổi, Ấn Độ) đã mất 25.000 Rupees (khoảng 3.000 USD) sau khi truy cập link và tải app theo hướng dẫn của một kẻ lừa đảo đóng giả nhà tuyển dụng.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

3 chu C quan trong cua sep hinh anh

3 chữ C quan trọng của sếp

0

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến nhân viên tin tưởng vào quản lý của họ.

Thiên An

Bạn có thể quan tâm