Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tỷ lệ sinh viên thất nghiệp tăng: Do cái tôi quá lớn

Bộ GD&ĐT cho biết, có tới 40% sinh viên tốt nghiệp ra trường sau 3 tháng không tìm được việc làm.

Đừng đổi mới giáo dục kiểu 'đẽo cày giữa đường'

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, không thể đổi mới giáo dục bằng những quyết định chữa cháy vội vàng như “đẽo cày giữa đường”.

Thụ động và lười

Bà Lưu Thị Đào - trưởng phòng hành chính nhân sự Công ty TNHH Tuệ Linh - cho biết, là công ty đặc thù về sản xuất, chế biến dược liệu nên tiêu chí tuyển dụng lao động vào làm việc có đôi chút khác biệt.

Theo đó, trung bình mỗi tháng công ty có nhu cầu tuyển dụng trên dưới 20 người, tương ứng mỗi năm cần khoảng 240-300 lao động. Đặc biệt, chỉ trong tháng 11/2014, do mở rộng thêm thị trường và sản phẩm nên công ty cần tuyển hơn 100 lao động.

Nhiều sinh viên vẫn thụ động.
Nhiều sinh viên vẫn thụ động.

“Do đặc thù sản xuất, kinh doanh của công ty nên yêu cầu chúng tôi đặt ra cho các ứng viên phải có nghề lên tới 98%, số lao động phổ thông chỉ chiếm 2%. Mặc dù mỗi lần đăng thông báo tuyển dụng có rất nhiều hồ sơ thi tuyển, tỷ lệ đạt chỉ khoảng 32%. Số lượng tuyển dụng vào sau quá trình thử việc đáp ứng được yêu cầu công việc ngay cũng chỉ chiếm khoảng 60%” - bà Đào cho biết.

Theo bà Đào, trong quá trình tuyển dụng, bà nhận thấy các ứng viên thường thiếu kiến thức chuyên ngành phù hợp, thiếu kỹ năng mềm để thể hiện bản thân như kỹ năng ngôn ngữ, trình bày, tác phong lúng túng.

“Trong khi đó, lúc chúng tôi đặt câu hỏi phỏng vấn nhằm tìm hiểu thêm về ứng viên như: Trông đợi gì ở vị trí tuyển dụng, Vì sao lại nộp đơn thi tuyển? … quá nửa số này không thể hiện rõ mục tiêu mình lựa chọn” - bà Đào nhấn mạnh.

Nguyên nhân của tình trạng này theo bà Đào do sinh viên mới ra trường quá thụ động và lười, không tìm hiểu kỹ công việc và công ty trước khi tham dự phỏng vấn.

Trong khi kiến thức trong trường không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, bản thân các em cũng không tự bồi đắp những thứ mình thiếu hụt. Tất cả trường đại học đều có trung tâm ngoại ngữ, những khóa học về kỹ năng mềm. Tuy nhiên, trong quá trình tuyển dụng, sinh viên thực sự rất yếu và thiếu những điều này.

Cắt nghĩa nguyên nhân sâu xa của việc sinh viên thụ động và lười khi không tự trang bị kỹ năng mềm, theo bà Đào, là do cuộc sống của các em cũng khá hơn, được bố mẹ chu cấp đủ đầy nên không còn khát vọng vươn lên như thời trước đó. Các em coi giai đoạn học đại học như thời gian “xả hơi” sau những tháng ngày luyện thi vất vả, vì thế tự cho mình được lười.

Đề văn lớp 9 quận Gò Vấp ra cho… siêu nhân

Nhiều học sinh than trời về đề kiểm tra học kỳ II, môn ngữ văn lớp 9 tại quận Gò Vấp, TP HCM vì quá khó. Giáo viên đọc đề cũng mướt mồ hôi.

Chưa làm thợ nhưng thích làm thầy

Với đặc thù công ty xây dựng, nhu cầu tuyển dụng luôn biến động theo tiến độ của các công trình. Nhưng theo ông Trần Chung - trưởng phòng Tổ chức nhân sự (Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng) - cho biết, hiện sinh viên mới ra trường rất yếu và thiếu kỹ năng sống, kỹ năng làm việc nhóm và trình độ chuyên môn.

Qua thực tế nhu cầu tuyển dụng của công ty, ông Chung cho biết, có những vị trí mỏi mắt tìm không được một ứng viên đáp ứng công việc. Chẳng hạn như vị trí kỹ sư bảo hộ lao động. Đây là vị trí sau khi trúng tuyển, các kỹ sư sẽ làm việc trên công trường.

Họ phải thể hiện khả năng tập hợp, kết nối các nhóm công nhân và kỹ thuật để chủ động phổ biến, trang bị kiến thức về bảo hộ lao động, không phải chỉ đi xử lý từng trường hợp cụ thể về mất an toàn lao động. Nhưng hầu hết sinh viên mới ra trường không làm được việc này.

“Trong khi đó, cái tôi của sinh viên mới ra trường lại quá lớn. Các em chưa làm thợ đã lại thích làm thầy. Những người đi trước, đồng nghiệp không có tinh thần chỉ bảo, bản thân sinh viên cũng không thể hiện mình có nhu cầu học hỏi, mà luôn tỏ ra cái gì cũng biết, không cần học nữa” - ông Chung nói.

Ông Chung kể ra một ví dụ, với vị trí công nhân điện, phía công ty lúc nào cũng thiếu. Nhưng đội ngũ trẻ mới ra trường, ngoài chất lượng đào tạo kém, họ thực sự không nhiệt huyết với nghề. Họ không biết mình yếu từ đâu, cũng không có tinh thần học hỏi.

“Chắc chắn nếu tổ điện ấy sai bạn ấy đi rải dây điện, chắc chắn bạn ấy sẽ không hài lòng. Họ sẽ cho rằng, mình được học hành bài bản, mình phải được làm lãnh đạo. Nếu không đáp ứng yêu cầu đó, các bạn ấy sẵn sàng bỏ việc.

Vấn đề mấu chốt ở đây là các bạn ấy thiếu tinh thần vươn lên. Họ thiếu trách nhiệm với công việc được giao (kể cả việc nhỏ nhất là rải dây điện). Họ thiếu đi sự nhiệt huyết và tình yêu với công việc”- ông Chung nhấn mạnh.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT năm 2011, tổng số người tốt nghiệp có trình độ ĐH, CĐ là 318.400 người; năm 2012 là 402.300 người; năm 2013 là 425.200 người. 

Trong giai đoạn 2011-2014, số lao động trình độ ĐH, CĐ có việc làm tăng lên qua các năm, so sánh năm 2014 với năm 2010, tỷ lệ lao động trình độ ĐH, CĐ có việc làm tăng 38%.

Tuy nhiên, số lao động trình độ ĐH, CĐ trong độ tuổi lao động thất nghiệp trong thời gian qua tăng cao hơn so với số tốt nghiệp và số có việc làm; số lao động trình độ ĐH, CĐ thất nghiệp năm 2014 so với 2010 tăng 103%.

Trên cơ sở báo cáo của hơn 100 trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp cho thấy, giai đoạn 2010 - 2014, trung bình tỉ lệ SV tốt nghiệp sau 3 tháng có việc làm đạt khoảng 60%. Trong đó, có những cơ sở giáo dục đạt tỷ lệ này cao hơn, khoảng 80-90%.

Thêm đề văn lớp 9 'có vấn đề'

Nhiều giáo viên cho rằng, đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn lớp 9 mà Phòng GD&ĐT quận Bình Thạnh, TP HCM vừa ra có nhiều vấn đề không phù hợp, thiếu chuẩn, làm khó học sinh.

http://infonet.vn/ty-le-sinh-vien-that-nghiep-tang-do-cai-toi-qua-lon-post163247.info

Theo Ngô Châu Anh/Báo Infonet

Bạn có thể quan tâm