Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Ứng phó câu hỏi về lương khi phỏng vấn

Không phải ứng viên nào cũng thuần thục kỹ năng đàm phán. Nếu không khéo léo, họ còn dễ dàng đánh mất cơ hội việc làm vì đưa ra mức lương cao ngất ngưởng.

Lương bổng là một trong những vấn đề hóc búa nhất trong phỏng vấn xin việc. Ảnh minh họa: MART production/Pexels.

Dù chuẩn bị kỹ càng, bạn vẫn có thể chật vật trong buổi phỏng vấn tuyển dụng. Thêm vào đó, bạn đặc biệt rơi vào lúng túng khi được hỏi về mức lương mong đợi.

Tori Dunlap, chuyên gia về tài chính kiêm người sáng lập nền tảng huấn luyện tài chính và sự nghiệp Her First $100K, cho hay đây thực chất là một trong những câu hỏi khó trả lời nhất.

Nhiều ứng viên cảm thấy họ phải đưa ra một con số cụ thể. Tuy nhiên, nếu số tiền quá thấp, bạn có nguy cơ phải làm việc với mức lương không tương xứng. Hay định giá vượt giới hạn thông thường cũng khiến bạn tuột khỏi công việc mơ ước.

Dưới đây, Harvard Business Review gợi ý những cách ứng xử khéo léo giúp bạn vượt qua bối rối về lương và thuyết phục nhà tuyển dụng.

muc luong khi phong van anh 1muc luong khi phong van anh 2
muc luong khi phong van anh 3
Thực tế, mỗi vị trí công việc sẽ có dự trù lương bổng khác nhau. Ảnh minh họa: Karolina Grabowska/Pexels.

Lý do của nhà tuyển dụng

Đầu tiên, bạn cần thấu hiểu nguyên nhân các quản lý và nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi về tiền lương.

Câu trả lời ngắn gọn nhất cho vấn đề này là họ muốn nắm chắc khả năng chi trả tiền lương của mình. Theo đó, họ sẽ tránh được khả năng làm lãng phí thời gian đôi bên khi không thể đáp ứng kỳ vọng của ứng viên.

Vicky Oliver, chuyên gia phát triển nghề nghiệp, cho hay nhà tuyển dụng sẽ luôn đề cập câu hỏi này bởi mọi vị trí công việc đều có dự trù ngân sách riêng. Họ muốn đảm bảo mong muốn của bạn và số tiền này tương thích với nhau.

Về phía ứng viên phỏng vấn, những câu hỏi xoay quanh lương bổng sẽ giúp bạn biết được mức độ phù hợp của công việc cũng như liệu hai bên có đồng điệu quan điểm về lương và phúc lợi đi kèm. Đây cũng là một phương thức hữu ích giúp bạn thiết lập cơ sở để đàm phán lương về sau.

muc luong khi phong van anh 4muc luong khi phong van anh 5
muc luong khi phong van anh 6
Bạn có thể hỏi ngược lại nhà tuyển dụng về mức lương tối đa họ có thể chi trả. Ảnh minh họa: Mikhail Nilov/Pexels.

Có thể từ chối nói về mức lương cũ

Trong một số cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể hỏi về mức lương của bạn tại công ty cũ nhằm làm cơ sở đưa ra con số của mình.

Lúc này, bạn sẽ không thoải mái chia sẻ. Một trong những lý do có thể là quá khứ bị trả lương thấp. Theo đó, bạn muốn tránh đề cập để không kéo dài nỗi bất mãn.

Bạn hoàn toàn có quyền giữ bí mật về mức lương cũ, không nhất thiết phải đưa ra số tiền lương chi tiết.

Về pháp lý, ở một số nơi, hỏi về lịch sử tiền lương bị cấm vì có nghiên cứu cho thấy điều này góp phần tạo ra chênh lệch về lương bổng cũng như thúc đẩy bất bình đẳng về giới và chủng tộc.

muc luong khi phong van anh 7muc luong khi phong van anh 8
muc luong khi phong van anh 9

Bạn có thể dành câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng để nắm thông tin về mức lương bổng. Ảnh minh họa: Djordje Petrovic/Pexels.

Điều hướng câu trả lời

Khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi về mức lương cụ thể mà bạn kỳ vọng, dưới đây là hai cách giúp bạn điều hướng cuộc trò chuyện về mức lương:

Hướng câu hỏi về phía nhà tuyển dụng

Để hướng câu hỏi về phía người phỏng vấn, Dunlap khuyên ứng viên phản hồi như sau: “Thú thực, tôi chưa thực sự hiểu rõ toàn bộ phạm vi công việc để có thể đưa ra con số phù hợp. Tuy nhiên, tôi rất muốn biết ngân sách mà công ty sẵn sàng chi trả cho vị trí này”.

Nếu cởi mởi với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ muốn biết con số đưa ra có đáp ứng mong đợi của ứng viên hay không. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể hồi đáp một cách mơ hồ khi chưa thực sự chắc chắn.

Ví dụ: “Câu trả lời của anh giúp ích tôi rất nhiều. Trong trường hợp yêu cầu công việc phù hợp đôi bên, liệu chúng ta có thể thương lượng thêm không?”.

Hướng về năng lực của bạn dành cho công việc

Bạn có thể bỏ qua câu hỏi về mức lương và phản hồi như sau:

  • Tôi vẫn đang cố gắng hiểu rõ công việc cùng yêu cầu kèm theo. Thế nên, tôi mong muốn được tiếp tục thảo luận về năng lực của mình cũng như lý do bản thân phù hợp với vị trí này.
  • Tôi không quá thoải mái chia sẻ về vấn đề lương bổng. Thay vào đó, tôi rất vui lòng nói thêm về năng lực của mình dành cho công việc này.

Những câu trả lời trên chắc chắn nói lên rằng bạn đang lảng tránh vấn đề hoặc từ chối trả lời. Theo đó, chúng có thể gây khó chịu cho nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, điều này đáng giá nếu bạn cân nhắc về tương lai làm việc lâu dài.

muc luong khi phong van anh 10muc luong khi phong van anh 11
muc luong khi phong van anh 12
Nghiên cứu tiền lương kỹ càng trước phỏng vấn sẽ giúp bạn đưa ra phản hồi sáng suốt. Ảnh minh họa: Alena Shekhovtcova/Pexels.

Đề xuất khoảng lương

Trước buổi phỏng vấn, bạn cần nghiên cứu kỹ càng về mức lương tiêu chuẩn của công việc.

Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, hãy thử nhìn lại các bài đăng hoặc thông báo của công ty. Ở một số nơi, nhà tuyển dụng được yêu cầu đề cập khoảng lương ngay trong bài đăng tuyển dụng.

Bên cạnh đó, trang web đánh giá công ty hay chia sẻ ý kiến của cựu nhân viên cũng là nguồn tin đáng tham khảo. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn trọng vì ngay cả những nền tảng uy tín cũng khó có thể đưa ra mức lương chính xác theo từng vai trò hay khu vực khác nhau.

Một giải pháp đáng hữu dụng khác là hỏi ý kiến những người bạn quen biết, đặc biệt là các cá nhân làm công việc tương tự hoặc đơn giản là chung công ty/lĩnh vực nghề nghiệp bạn theo đuổi.

Tất cả những phương thức kể trên sẽ giúp bạn nhận thức được mức lương hợp lý cho công việc bạn cần. Từ đó, bạn có thể thiết lập được giới hạn tiền lương để tránh những đề xuất bất lợi.

Bất kể kết quả nghiên cứu ra sao, bạn hãy cẩn thận tránh để bản thân cố chấp với một số tiền cụ thể. Lý do là bạn có thể rơi vào bất mãn vì trái mong đợi hay chấp nhận mức lương thấp hơn thực tế có thể nhận được.

muc luong khi phong van anh 13

Bạn không cần cụ thể về mức lương mong muốn song hãy ghi nhớ chúng để duy trì tỉnh táo khi thỏa thuận lương. Ảnh minh họa: MART production/Pexels

Một khi bạn thiết lập được khoảng lương mong đợi, sau đây là cách để bạn chia sẻ chúng với nhà tuyển dụng:

  • Nêu rõ mức lương cùng lý do bạn chọn nó. Chia sẻ thêm về một số điều bạn đã nghiên cứu về công việc cũng như nhấn mạnh kỹ năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp với công việc
  • Chỉ ra rằng lương bổng chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nhận việc của bạn. Hãy làm rõ rằng bạn muốn được hiểu thêm về những phúc lợi đi kèm
  • Hãy linh hoạt và thoải mái để phản hồi của bạn không giống một yêu cầu. Thêm vào đó, bạn nên thể hiện hứng thú về mong muốn làm việc cho công ty.

Dưới đây là một số ví dụ chi tiết cho hướng dẫn vừa đề cập:

  • Tôi đang tìm kiếm mức lương phù hợp với trình độ và kinh nghiệm làm việc của mình. Dựa vào tìm hiểu cá nhân cũng như yêu cầu công việc, tôi hy vọng có được tiền lương trong khoảng X đến Y. Tôi sẵn sàng thảo luận thêm với anh/chị vì lương bổng cũng chỉ là một phần của công việc. Theo đó, tôi đặc biệt hứng thú với cơ hội phát triển và thăng tiến tại công ty.
  • Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về [tên cùng mô tả cụ thể về công việc], tôi mong muốn mức lương từ X đến Y. Tôi xác định con số này qua những nghiên cứu về các công việc tương tự cũng như thảo luận với những người chung lĩnh vực. Tôi tự tin rằng bản thân sẽ có ích cho công ty. Bên cạnh đó, tôi sẵn sàng tìm hiểu thêm về ngân sách cũng như phúc lợi anh/chị sẵn sàng chi trả cho vị trí này.
  • Cân nhắc một người sở hữu năng lực và kinh nghiệm làm việc giống tôi cũng như nghiên cứu cá nhân về những công việc liên quan, tôi mong đợi mức lương trong khoảng từ X đến Y. Tất nhiên, đối với tôi, tiền lương không phải là điều quan trọng nhất. Vì vậy, tôi rất muốn biết thêm về các phúc lợi đi kèm vị trí này. Tôi ưu tiên nơi bản thân có thể phát triển nên hoàn toàn có thể linh hoạt khoảng lương nếu công việc thực sự phù hợp.

Bạn hãy chọn câu trả lời thoải mái cho bản thân và điều chỉnh theo phong cách của mình. Ngoài ra, bạn nên thêm thắt các chi tiết về năng lực và làm nổi bật những điều tương thích với yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Hối hận khi rời bỏ công ty cũ

Dù rời đi vì mong muốn công việc tốt hơn, không ít nhân viên tham gia làn sóng từ chức hoài niệm công ty cũ và hối hận khi bỏ việc.

Lý do khiến chúng ta thích tích trữ sách

Bất chấp sự ra đời của sách nói và sách điện tử, sách bìa cứng và bìa mềm vẫn tiếp tục tràn ngập thị trường dành cho những độc giả thích giao diện sách giấy. Trọng lượng khi cầm trên tay và cảm giác được lật giờ từng trang khiến họ thích thú. Với những người yêu sách, việc phải vứt bỏ một cuốn là chuyện đau lòng, dù họ đã đọc xong và biết rằng không bao giờ lật ra một lần nào nữa, theo Washington Post.

Thiên Trang

Bạn có thể quan tâm