Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Uống thuốc gì khi bị cúm?

Hai ngày nay, tôi bị cúm với biểu hiện đau đầu, sốt nhẹ, ớn lạnh, ho khan, nghi là cúm. Tôi nên uống thuốc gì để điều trị thưa bác sĩ?

Hai ngày nay, tôi bị cúm với biểu hiện đau đầu, sốt nhẹ, ớn lạnh, ho khan, nghĩ là cúm. Tôi nên uống thuốc gì để điều trị thưa bác sĩ?

ThS.BS Bùi Thị Hoa, khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm (Influenza virus) tấn công hệ hô hấp của người bệnh (mũi, họng và phổi). Hầu hết, cúm sẽ tự khỏi. Mặc dù vaccine cúm không hiệu quả 100%, đây vẫn là cách phòng chống cúm tốt nhất nếu được tiêm hàng năm.

Chẩn đoán cúm dựa vào:

- Biểu hiện: sốt cao đột ngột kèm đau người và đau đầu.

- Xét nghiệm phát hiện virus cúm: Xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên lấy từ mũi hoặc họng của người bệnh. Những xét nghiệm này có thể cung cấp kết quả trong khoảng 15 phút.

Tuy nhiên, kết quả rất khác nhau và không phải lúc nào cũng chính xác. Bác sĩ có thể chẩn đoán cúm dựa trên các triệu chứng, mặc dù có thể kết quả xét nghiệm âm tính.

Điều trị bệnh cúm

- Thuốc: một số trường hợp có thể sử dụng các loại thuốc như chống virus như oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza). Các thuốc này giúp làm giảm triệu chứng của cúm nhanh hơn và giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

- Chế độ sinh hoạt:

  • Cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước để điều trị cúm
  • Uống nhiều chất lỏng như nước trái cây và súp ấm để tránh mất nước do sốt
  • Cân nhắc dùng thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen để làm giảm lại các cơn đau do cúm gây ra

'Vệ sĩ' vô hình của con người

Nếu có hệ miễn dịch ổn định, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus gây nên. Bạn sẽ khỏe mạnh mà không cần tới thuốc men.

Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.

Thói quen xấu khiến trẻ dễ mắc bệnh ở tai mũi họng

Tai mũi họng là căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, do đây là các bộ phận nhạy cảm với tác động từ môi trường và khả năng đề kháng của trẻ chưa cao.

Độc giả Đào Tuyết

Bạn có thể quan tâm