Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Về làng nghề 'khai tử' xe máy cũ

Khi xã hội ngày càng phát triển, người dân luôn thay đổi xe nọ, xe kia thì ở một làng nghề ven đô xuất hiện hàng chục hộ dân chuyên hành nghề "khai tử" xe máy cũ. Đó là những chiếc xe 79, 81, 82, Simson, các loại xe Trung Quốc...

Về làng nghề 'khai tử' xe máy cũ

Khi xã hội ngày càng phát triển, người dân luôn thay đổi xe nọ, xe kia thì ở một làng nghề ven đô xuất hiện hàng chục hộ dân chuyên hành nghề "khai tử" xe máy cũ. Đó là những chiếc xe 79, 81, 82, Simson, các loại xe Trung Quốc...

Đến làng Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa - Hà Nội), người ta thấy hàng trăm chi tiết, bộ phận của những chiếc xe máy cũ chất từng đống chờ “khai tử”.

Từ những chiếc xe máy cổ từ nhiều thập kỷ trước như Simson, 67, 81 được cơ sở “khai tử” xe máy của anh Sơn nhúng tay, chỉ nhoáng trong vòng nửa tiếng, bộ phận nào đã ra bộ phận đó.

Cơ sở của anh Sơn là một cơ sở lớn trong làng. Bước chân vào đây, người ta không còn chỗ ngồi, bởi diện tích phần lớn của cơ sở đều để chứa đồ đạc, chi tiết xe máy cũ.

 

Những chi tiết xe máy cũ được tháo rời.

Anh Sơn cho biết, đã làm nghề được gần 10 năm nay. Khi những chiếc xe máy cũ các loại bị hỏng hóc, tai nạn, chủ nhân không còn sử dụng hoặc không thể sử dụng được nữa, anh mua về với giá chỉ trên dưới 1 triệu đồng/chiếc, rồi tháo rời từng bộ phận.

Những bộ phận nào còn dùng được, anh mông má lại rồi bán cho các cơ sở sửa chữa xe máy. Những bộ phận vành, nan hoa, khung sắt, lốc máy được anh Sơn phân loại rồi bán cho các cơ sở sắt vụn. Những đồ nhựa của xe được bán cho các đại lý nhựa tái chế. Với công “khai tử” như vậy, trung bình người dân làm nghề cũng kiếm được từ vài trăm ngàn đến hàng triệu đồng/xe. Theo anh Sơn, nghề này cũng chỉ lấy công làm lãi.

 

Những bộ phận xe máy yếm, lốc máy, vành, lốp được người làm nghề phân loại từng chi tiết chất hàng đống, cao ngập đầu người.

Tìm đến cơ sở của anh Hòa, chúng tôi cũng chứng kiến cảnh những công nhân cặm cụi để tháo dỡ những chi tiết xe. Anh Hòa cho hay, tất cả các loại xe máy cổ lâu đời được anh thu mua từ khắp nơi - Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An... - đưa về đây để chờ “khai tử”.

Bên cạnh đó, nhiều chiếc xe giá trị chỉ 1-2 triệu đồng vi phạm Luật giao thông bị lực lượng CSGT bắt giữ, tạm giữ thì chủ xe cũng “vứt” đi luôn. Vì vậy, những thương lái tìm đến để mua thanh lý rồi đổ cho các cơ sở “khai tử” xe máy cũ ở đây, người làm nghề càng có nhiều nguồn xe cũ để tháo dỡ.

 

Người làm nghề lo ngại chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống sinh hoạt.

Theo anh Hòa, nghề tháo dỡ xe máy cũ này không cần nhiều vốn. Những xe máy cũ do Trung Quốc sản xuất thường được mua về để tháo dỡ với giá trên dưới 1 triệu đồng/xe. Khi "mổ xẻ" xong, trừ tiền công, cơ sở còn lãi được 100.000 - 150.000 đồng/xe.

Tuy nhiên, nhiều người làm nghề lo ngại mối nguy hại từ chất thải, rác thải của những chiếc xe máy cũ như dầu mỡ, đồ nhựa, sắt gỉ gây ô nhiễm môi trường ngay nơi các hộ dân sinh hoạt đang là vấn đề lớn đặt ra với chính quyền địa phương.

Mặc dù chính quyền địa phương đã tính đến cách tập trung các hộ làm nghề thành cụm công nghiệp để sản xuất xa khu dân cư sinh hoạt, nhưng còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong khâu thu hồi đền bù đất đai.

Theo Infonet

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm