Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Vì sao mâm cúng giao thừa phải đặt ngoài trời?

Theo quan niệm dân gian, trong thời điểm giao thừa, chúng ta thường cúng lễ ngoài trời và trong nhà.

mam cung giao thua anh 1

Lễ cúng giao thừa diễn ra vào thời khắc nào?

  • 12h ngày 29 hoặc 30 tháng chạp
  • 6h ngày 29 hoặc 30 tháng chạp
  • 0h ngày 29 hoặc 30 tháng chạp

Theo cuốn 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, NXB Hồng Đức, lễ giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch thực hiện vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới. Lễ thường được tiến hành vào giờ chính Tý, tức đúng 0h ngày 30 tháng chạp (hoặc 29 tháng chạp).

mam cung giao thua anh 2

Lễ cúng giao thừa thường phải chuẩn bị mấy mâm cỗ?

  • 1
  • 2
  • 3

Trong văn hóa của người Việt, để cúng giao thừa, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một mâm cúng Thiên Địa ở khoảng sân trước nhà.

mam cung giao thua anh 3

Vì sao mâm cúng Thiên Địa phải đặt ngoài trời?

  • Thời gian gấp gáp, thần linh không kịp vào trong nhà
  • Để hương hoa bay đi xa
  • Mâm cao cổ đầy nên không thể để vừa trong nhà

Quan niệm xưa cho rằng phút giao thừa là lúc bàn giao, các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ. Khi đó, họ đi thị sát dưới hạ giới, không kịp vào bên trong nhà nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính.

mam cung giao thua anh 4

Theo nghi lễ cúng giao thừa trong nhà, đầu tiên phải cúng ai?

  • Thổ Công
  • Thần linh
  • Gia tiên

Sách 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam viết theo quan niệm của người Việt, cúng giao thừa trong nhà là nghi lễ cúng tổ tiên vào thời khắc giao thời. Tuy nhiên, trước khi cầu cúng mời tiền nhân về ăn Tết với con cháu, gia chủ phải khấn Thổ Công (vị thần cai quản trong nhà) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

mam cung giao thua anh 5

Thổ công đánh tín hiệu qua vật gì để báo cáo về gia chủ với Thiên binh?


  • Khói hương, lửa đèn
  • Mâm cao, cỗ đầy
  • Rượu, gạo

Theo sách 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, các quan trong lúc bàn giao bận rộn khẩn trương nhưng vì là người trời nên có tài thấu hiểu ruột gan gia chủ. Chỉ cần nhìn dấu hiệu ở khói hương, lửa đèn mà Thổ Công đánh tín hiệu là có thể biết gia chủ nào có ý cầu lợi, mua chuộc hay chân chất, thật thà, ăn ở tử tế. Dựa trên tín hiệu này, không cần mâm cao cỗ đầy, các vị thần vẫn sẽ thưởng thức, dốc lòng phù hộ.

mam cung giao thua anh 6

Gà cúng trong đêm giao thừa phải là?

  • Gà mái
  • Gà con
  • Gà trống hoa

Theo ông Vương Duy Bảo – nguyên Cục phó Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ VH-TT&DL), gà cúng trong đêm giao thừa phải là gà trống hoa, mới le te gáy với ý nghĩa khoẻ mạnh, tinh khiết, chưa biết tình yêu là gì. Đó chính là ước mong “mưa thuận gió hoà” của cư dân nông nghiệp. Con gà thành một nét văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông lúa nước. Lâu dần, cúng gà trống hoa thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam vào lúc giao thừa.

Vì sao năm nay không có 30 Tết?

Sự tính toán khác nhau giữa lịch âm và dương khiến một số năm đặc biệt thiếu ngày 30 Tết hoặc có 13 tháng.

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm