Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Vì sao Tiến Linh hô hào 'không ngừng bỏ cuộc'?

Dù chỉ mới xuất hiện, “không ngừng bỏ cuộc” đã trở thành câu nói truyền động lực được yêu thích đầu năm 2024.

Không ngừng cố gắng, nỗ lực phấn đấu là tinh thần đáng quý để đạt được thành công. Chân lý này được áp dụng trong hầu hết khía cạnh cuộc sống, không chỉ riêng lĩnh vực thể thao.

Còn "không ngừng bỏ cuộc" lại mang nghĩa trái ngược hoàn toàn, ám chỉ việc liên tục từ bỏ mỗi khi gặp khó khăn. Thế nhưng, đây lại là lời truyền cảm hứng phổ biến trên mạng xã hội đầu năm 2024.

Câu nói này xuất phát từ một bài đăng của cầu thủ bóng đá Nguyễn Tiến Linh, gồm bức ảnh anh tập ngực ở máy kéo cáp đi kèm với dòng chú thích: "Thể thao là không ngừng bỏ cuộc".

Lối diễn đạt thiếu chính xác về tinh thần kiên trì trong tập luyện thể thao nhanh chóng khiến cộng đồng mạng lập tức "dậy sóng" và chia sẻ khắp các nền tảng mạng xã hội.

“Thể thao là không ngừng bỏ cuộc” nhanh chóng được lồng ghép vào nhiều ảnh chế hài hước về những nỗ lực vượt qua nghịch cảnh một cách bi hài.

Ngoài thể thao, “không ngừng bỏ cuộc” đang được chế thành meme ở nhiều lĩnh vực khác, dùng để chỉ sự nản chí, muốn buông bỏ công việc hoặc sở thích đang theo đuổi, như "Học tập là không ngừng bỏ cuộc", "Nuôi mèo là không ngừng bỏ cuộc"...

Sau khi phát hiện lối diễn đạt thiếu chính xác trong dòng trạng thái, cầu thủ Tiến Linh đã sửa lại thành “Thể thao là không ngừng cố gắng”.

Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra thích thú với sự nhầm lẫn này, tiếp tục chia sẻ câu nói "truyền cảm hứng" ban đầu của nam cầu thủ bóng đá. Có ý kiến còn cho rằng: “Không ngừng bỏ cuộc cũng đáng quý, vì còn hơn bỏ cuộc rồi thôi”.

'Xu cà na' là gì?

Giờ đây khi gặp chuyện không may, Gen Z có thêm cách cảm thán mới thay cho "Trời ơi!".

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Như Phương

Đồ họa: Yến Nhi

Bạn có thể quan tâm