Mẹ tôi vừa được chẩn đoán mắc viêm gan virus B cấp tính. Tôi nghe nhiều người nói bệnh có thể tự khỏi. Xin hỏi điều này có đúng không?
Thạc sĩ, bác sĩ Trằn Văn Bắc, Phó Trưởng khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Hà Nội
Viêm gan do virus viêm gan B gọi tắt viêm gan B. Viêm gan do virus viêm gan C gây nên gọi tắt viêm gan C. Đây là hai virus gây viêm gan phổ biến ở Việt Nam, căn nguyên hàng đầu gây ung thư gan tại nước ta. Đường lây viêm gan virus B, C là máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Nhiễm viêm gan virus B, C có thể chia thành nhiễm cấp và mạn tính.
Người nhiễm viêm gan virus B, C cấp tính 80-90% không có biểu hiện lâm sàng. Một số biểu hiện có thể gặp như chán ăn, mệt mỏi, vàng da, tiểu ít sẫm màu, đau tức vùng gan, xét nghiệm có tăng men gan (AST, ALT), bilirubin.
0,1-1% viêm gan B cấp diễn biến nặng (thể tối cấp) tiến triển nhanh chóng suy gan nặng, hôn mê gan, nguy cơ tử vong rất cao.
Bệnh viêm gan B, C cấp ở tuổi trưởng thành đa phần tự khỏi, ít khi có chỉ định điều trị. 10-20 % chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Nhiễm viêm gan B, C mạn tính không được quản lý sẽ tiến triển các đợt cấp viêm gan tăng men gan kéo dài, sau nhiều năm sẽ chuyển sang giai đoạn xơ gan, xơ gan mất bù, ung thư gan.
Trong quá trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trước những hiện tượng liên quan đến sức khỏe của em bé. Trẻ có thể chảy nước mũi hay húng hắng ho khi chuyển mùa, sốt khi tiêm phòng, gặp vấn đề tiêu hóa…
Những lúc ấy, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đến thẳng bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám, nghe theo những phương thuốc dân gian hay quáng quàng lo lắng? Trẻ con đứa nào chẳng ốm, Để con được ốm hay Hỏi bác sĩ nhi đồng sẽ là cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cung cấp kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe trẻ em.