Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Việt Nam 'rơi rụng' khách Mỹ?

Khách Mỹ đang đổ dồn đến Bangkok, Phuket (Thái Lan). Theo chuyên gia, Việt Nam cần nhiều hơn những "hố sụt Kong" để thu hút dòng khách nổi tiếng hào phóng này.

du khach My Viet Nam anh 1

Số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho thấy trong 9 tháng đầu năm, Hàn Quốc là thị trường gửi khách đông nhất đến Việt Nam với 3,3 triệu lượt. Trung Quốc sau nhiều năm dẫn đầu, giờ đây ở vị trí thứ 2 với 2,7 triệu lượt khách.

Song, bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng về dòng khách từ Đông Bắc Á, nhiều người để tâm đến con số khiêm tốn của một thị trường nổi tiếng với sự hào phóng, chi tiêu cao và lưu trú dài: Du khách Mỹ.

Theo đó, 9 tháng đầu năm, khách Mỹ đến Việt Nam đạt 579.000 lượt, tăng nhẹ khoảng 5,46% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ năm 2015 đến nay, chưa năm nào khách Mỹ đến nước ta quá 800.000 lượt.

Trong khi đó, kết quả khảo sát thông tin du khách từ Tổng cục Thống kê chỉ ra mức chi tiêu bình quân một lượt khách Mỹ là 1.570,8 USD, thời gian lưu trú bình quân 12 ngày, cao hơn nhiều so với mức chi bình quân chung của khách quốc tế đến Việt Nam (chi tiêu 1.074 USD, lưu trú 8,1 ngày).

Thấy gì từ những con số?

Năm 2019, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam coi Mỹ là một trong số thị trường triển vọng khi chứng kiến lượng khách tăng dần đều từ 2015.

Cụ thể, năm 2015, ngành du lịch thế giới chứng kiến 74,15 triệu lượt khách Mỹ đi du lịch, theo Văn phòng Du lịch và Lữ hành Quốc gia (NTTO). Trong đó, Việt Nam đón 491.000 lượt khách.

Con số này bắt đầu tăng lên 552,644 (2016); 614,117 (2017); 687,226 (2018) và 746,171 (năm 2019) với tốc độ bình quân đạt 11%/năm.

LƯỢNG DU KHÁCH MỸ ĐẾN VIỆT NAM VÀ THÁI LAN GIAI ĐOẠN 2015-2023
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, Cơ quan Du lịch Thái Lan TAT
Nhãn201520162017201820192020202120222023
Khách Mỹ đến Việt Nam Lượt khách 4912495526446141176872267461711740803880318171717073
Khách Mỹ đến Thái Lan
86750597564310560001123000116595021266937880453678930206

Trong khi đó, người Mỹ tỏa ra du lịch khắp nơi trên thế giới, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7,98%, trong giai đoạn 2014-2018. Du khách xứ cờ hoa du lịch khu vực Bắc Mỹ chiếm đến 54,7% vào năm 2018, châu Á chỉ đạt 6,7% vào cùng giai đoạn.

Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam phải san sẻ dòng khách chịu chi này cho một số nước khác trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Singapore, Indonesia và Malaysia.

Nước ta chứng kiến sự sụt giảm lượng khách quốc tế vào năm 2020 - thời điểm dịch Covid-19. Năm này, Mỹ gửi 174.080 lượt khách đến khám phá Việt Nam. Và con số chạm đáy vào năm 2021 với 3.880 lượt khách.

du khach My Viet Nam anh 2

Noelle và Masumi, 2 du khách từ Mỹ, trong chuyến du lịch 5 ngày tại TP.HCM hồi tháng 2. Ảnh: Linh Huỳnh

Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy nước ta ghi nhận tín hiệu khả quan sau thời điểm dịch Covid-19 khi thị trường khách Mỹ hồi phục nhanh chóng vào năm 2022 với 318.171 lượt khách. Năm 2023, nước ta tăng trưởng khách Mỹ khả quan với 717.073 lượt khách, gần đạt mức ở thời kỳ hoàng kim.

Đến đầu năm 2024, ngành du lịch trị giá 1.200 tỷ USD của Mỹ đang tụt hậu so với một số nước châu Âu như Pháp, Anh, Italy, Canada, Tây Ban Nha (theo báo cáo nghiên cứu của Euromonitor International), liệu đâu là cơ hội để Việt Nam tạo sự bức phá ở dòng khách này?

Lý do Việt Nam giảm sức hút

Chia sẻ với Tri Thức - Znews, Tiến sĩ Hyejin Park, giảng viên ngành Quản trị du lịch và khách sạn, Đại học RMIT Việt Nam, cho biết mặc dù Việt Nam đón lượng khách ngoại tăng trưởng ổn định thời gian qua, vẫn có nhiều yếu tố khiến số khách Mỹ đến Việt Nam còn khiêm tốn trong 9 tháng đầu năm.

Đầu tiên phải kể đến khoảng cách địa lý. Theo đó, Việt Nam nằm cách xa Mỹ, với các chuyến bay dài thường phải quá cảnh. Chính thách thức về vận tải hàng không này khiến Việt Nam kém hấp dẫn so với những điểm đến khác gần hoặc thuận tiện hơn cho du khách Mỹ.

Thêm nữa, sự thiếu hụt các chuyến bay thẳng giữa Mỹ và Việt Nam là một rào cản lớn. Hiện tại một số hãng hàng không trong nước có cung cấp các chuyến bay thẳng chẳng hạn từ San Francisco (SFO) đến TP.HCM (SGN), nhưng cung chưa đủ cầu khiến việc đi lại mất nhiều thời gian hơn và khó tránh khỏi làm du khách nản lòng.

du khach My Viet Nam anh 3

Khách Mỹ đến Việt Nam yêu thích trải nghiệm văn hóa, ẩm thực bản địa. Ảnh: Phương Lâm.

Một yếu tố nữa là sự cạnh tranh từ các nước trong khu vực. Những điểm đến như Thái Lan, Indonesia và cả Campuchia ngày càng thu hút nhiều du khách Mỹ hơn. Đặc biệt, Thái Lan đã thành công trong việc chiếm phần lớn thị phần khách Mỹ nhờ vào cơ sở hạ tầng phát triển, điểm tham quan đa dạng và các chiến dịch kích cầu du lịch tích cực nhắm đến du khách Bắc Mỹ.

Trong khi đó, ông Phạm Hà, CEO Công ty lữ hành Lux Group, cho rằng việc xin thị thực là một trong số rào cản chặn đứng dòng khách Mỹ đến Việt Nam.

"Dù nước ta đã nới lỏng chính sách visa cho một số quốc gia, quy trình xin thị thực cho du khách Mỹ vẫn chưa thực sự tối ưu so với các điểm đến cạnh tranh khác", ông Hà nói.

Cần nhiều những "hố sụt Kong"?

Năm 2017, bom tấn Kong: Skull Island ra mắt với bối cảnh chính tại quần thể di sản thế giới Tràng An (Ninh Bình) và hố sụt Kong (Quảng Bình) thu hút giới mộ điệu đến khám phá địa danh, đặc biệt là du khách Mỹ.

Bộ phim được xem là phương tiện dẫn đường cho ngành du lịch nước ta tiệm cận đến khách du lịch đam mê trải nghiệm, yêu thích văn hóa, khám phá điểm đến mới lạ như Mỹ.

Hồi 16/9, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) nhắm đến thị phần Mỹ thông qua con đường điện ảnh. VHTTDL kỳ vọng đưa Việt Nam trở thành phim trường cho những nhà làm phim Hollywood (Mỹ). Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng cách quảng bá trên có thể đạt hiệu ứng nhất định, song còn nhiều rủi ro.

Tiến sĩ Matt Kim, giảng viên ngành Quản trị du lịch và khách sạn, Đại học RMIT Việt Nam, dự đoán, số phần trăm khách Mỹ lựa chọn Việt Nam so với các chuyến đi đến Đông Nam Á sẽ cao hơn nếu chiến dịch truyền thông, điện ảnh khiến điểm du lịch trong nước trở nên hấp dẫn. Nhưng điểm nghẽn nằm ở khoảng cách văn hóa giữa người Mỹ và Việt Nam.

Bên cạnh đó, các công ty lữ hành ở Mỹ không phổ biến tại nước ta như doanh nghiệp Hàn Quốc, Trung Quốc, dẫn đến việc giao lưu giữa hai nước chưa thật sự sôi động.

Thay vào đó, ông Matt Kim đề xuất phương án an toàn và bền vững hơn là con đường thông qua thị thực và triển khai nhiều chuyến bay thẳng từ TP.HCM/Hà Nội - Mỹ hơn nữa.

Vị này chỉ rõ lợi ích mang đến từng đối tượng khi nước ta nới lỏng visa cho du khách Mỹ.

Đối với sinh viên Mỹ, họ thường chọn du lịch nước ngoài trong các kỳ nghỉ hè dài ngày. Việc nhập cảnh Việt Nam dễ dàng hơn và có sự hỗ trợ từ các tổ chức tiếp nhận tại địa phương sẽ giúp ích rất nhiều trong việc thu hút nhóm khách trên đến du lịch.

Song song đó, cần phát triển thêm các chương trình liên kết giữa các trường đại học Việt Nam và Mỹ, tạo điều kiện cho nhiều sinh viên nước này đến thăm Việt Nam trong kỳ nghỉ hè và trải nghiệm văn hóa phong phú thông qua các chương trình trao đổi.

Điểm quan trọng của việc làm này là những trải nghiệm tích cực của sinh viên đại học Mỹ tại Việt Nam có thể tạo ảnh hưởng lớn trên các trang mạng xã hội.

Ngoài ra, việc cho phép thời gian lưu trú lâu hơn có thể thu hút thêm nhóm du khách Mỹ đã nghỉ hưu vốn đang tìm kiếm những kỳ nghỉ dài ở những nơi ấm áp khi vào đông. Mặc dù Việt Nam xa hơn so với những nơi khác ở Mỹ như Florida, chi phí lại rẻ hơn rất nhiều. Khi đến Việt Nam, họ có thể tận hưởng các tiện ích tốt ở khách sạn với giá thấp hơn cùng khí hậu ấm áp.

Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.

> Xem thêm: Sách cho người xê dịch


Khách Hàn không còn nán lại Nha Trang, Phú Quốc?

Theo Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam, du khách Hàn đang dành sự chú ý đến các điểm đến phía Bắc như Hạ Long, Ninh Bình. Trước đây, Phú Quốc, Nha Trang là lựa chọn số 1.

'Instagram Trung Quốc' đang dẫn dắt ngành du lịch

Xiaohongshu đang trở thành cuốn cẩm nang du lịch bất ly thân dành cho giới trẻ Trung Quốc.

Tường Vi

Bạn có thể quan tâm