Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vươn mình khỏi căn bếp nhỏ, phụ nữ làm kinh tế thành công từ đam mê

Với cô Bùi Thị Hà, cô Nguyễn Thị Thinh hay chị Trần Thị Như Hoa, “làm kinh tế chỉ dành cho nam giới” là định kiến xưa cũ. Theo họ, phái nữ có thể làm mọi việc, chỉ cần có đam mê.

Sunlight anh 1

“Sinh sau đẻ muộn” nhưng chỉ 3 năm từ khi ra mắt thị trường, thương hiệu tương Hà Chung đã tạo được tiếng vang nhất định với người dùng cả nước, đặc biệt tại khu vực miền Trung. Theo đuổi dự án khi đã lớn tuổi, nhưng cô Bùi Thị Hà (55 tuổi, Nghệ An) không nản chí mà bắt đầu từ mô hình rất nhỏ. Làm thủ công hoàn toàn tại nhà, có thời điểm trời mưa suốt tháng ảnh hưởng nặng đến mấy chum tương đang độ lên men. Từ trùm chăn, khoác áo mưa, căng bạt ủ ấm,… cách nào cô cũng thử và kết quả không phụ lòng người khi chum tương vẫn lên men, đủ độ, thơm ngon như thường. Đó là bài học quý về tinh thần và nhiệt huyết cô tự rút ra trong giai đoạn đầu bắt tay kinh doanh.

Sunlight anh 2

Cô Hà cho rằng phụ nữ làm kinh tế là những người năng động, sáng tạo. Tuy nhiên, khó khăn khó tránh khỏi. Phụ nữ chân yếu tay mềm, cộng thêm thiên chức làm vợ, làm mẹ, làm dâu... khiến quỹ thời gian bị giới hạn. Để vượt qua, phụ nữ cần có tư duy đúng đắn và tinh thần quyết tâm, kiên định, không ngừng học hỏi. Với cô Hà, giải thưởng từ chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” do Sunlight tổ chức cũng là động lực to lớn giúp cô thêm tự tin, quyết tâm theo đuổi đến cùng đam mê. Dự án làm tương theo đó có nhiều khởi sắc khi được các tổ chức chính quyền, ban ngành đoàn thể, nhà đầu tư... ghi nhận và tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn, đầu tư thêm nhiều.

Sunlight anh 3

Với kinh nghiệm 30 năm chuyên trồng sầu riêng, cô Nguyễn Thị Thinh (53 tuổi, Bến Tre) chỉ chính thức tách ra thành lập hợp tác xã sầu riêng sau những thời điểm bất lực vì bị thương lái ép giá. Không muốn lãng phí công sức người nông dân bỏ ra, tổ hợp tác phụ nữ chuyên trồng sầu riêng của cô Thinh ra đời, nhanh chóng lớn mạnh từ 11 thành viên, diện tích 40.000 m2 lên đến 49 thành viên, diện tích 4,5 ha tính đến hiện tại. Hợp tác xã không chỉ tạo việc làm cho phụ nữ địa phương, mà còn là cách truyền thêm năng lượng, động lực cho họ, để phái đẹp tự tin tỏa sáng trong lĩnh vực kinh tế tưởng chừng là thế mạnh của nam giới.

Sunlight anh 4

Cô Thinh nhận định phụ nữ làm kinh tế độc lập có thể đạt hiệu quả cao hơn nam giới do sự khéo léo, mềm dẻo và linh hoạt là đặc tính “trời sinh”. Nhưng tỷ lệ phụ nữ làm kinh tế rất thấp, do họ thiếu tự tin, nhút nhát. Theo cô, phụ nữ làm kinh tế từ 35 tuổi trở lên là hợp lý nhất, bởi lúc này cũng không quá muộn và ít gặp khó khăn như lúc trẻ. Cô cũng đánh giá cao chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” từ Sunlight - nơi giúp phái nữ như cô tự tin hơn để theo đuổi lĩnh vực chuyên biệt như sầu riêng. Số vốn được tài trợ từ chương trình cũng giúp cô mở rộng mô hình sản xuất, chế biến thêm cơm sầu riêng cấp đông nguyên trái, kẹo, bánh, mứt và kết hợp mô hình du lịch tham quan, chụp ảnh tại vườn... để có nhiều cơ hội phát triển.

Sunlight anh 5

Với chị Trần Thị Như Hoa (42 tuổi, Nghệ An), quá trình bắt tay làm kinh tế là hành trình vượt lên số phận, khó khăn hơn những người phụ nữ khác nhiều lần. Bà mẹ đơn thân với một chân khuyết tật sau trận ốm thập tử nhất sinh hồi 5 tuổi, trở thành cây “xương rồng trên cát” cứng cỏi, quyết tâm tự kinh doanh từ 2 bàn tay trắng. Bắt đầu tiệm may với một máy may nhỏ, chiếc bàn là cũ và tiền vay từ bạn, chị Hoa đã gây dựng nên xưởng may với quy mô hơn 10 nhân sự, tạo thu nhập 5-9 triệu đồng cho những phụ nữ cũng mang khiếm khuyết về cơ thể, giúp họ không còn là gánh nặng cộng đồng.

Sunlight anh 6

Hành trình nỗ lực và quyết tâm theo đuổi đam mê của chị Hoa không chỉ là nguồn cảm hứng cho phái đẹp nói chung và những người phụ nữ khuyết tật nói riêng, mà còn giúp chị thắng lớn giải thưởng từ cuộc thi khởi nghiệp năm 2020 do nhãn hàng Sunlight, Unilever Việt Nam tài trợ. Giải thưởng là động lực, giúp chị thêm tự tin theo đuổi kinh doanh, cũng có thêm kinh tế để đầu tư vào xưởng, hỗ trợ dạy nghề cho các phụ nữ khuyết tật. Ai đến xin học chị cũng nhận, tài trợ miễn phí tiền nguyên liệu và dụng cụ học nghề, sau khi học xong chị hỗ trợ việc làm tại xưởng.

Sunlight anh 7

Đưa lời khuyên cho những phụ nữ muốn tự làm kinh tế, chị Hoa cho rằng trước tiên các chị em cần nhìn nhận được năng lực của bản thân, thực hiện một cách nghiêm túc, không ngại khó, không ngại khổ và không ngại hỏi. Theo chị Hoa, phái nữ cũng nên chủ động tìm các lớp học hay khóa tập huấn về khởi nghiệp để qua đó có sự chuẩn bị kỹ hơn. Các khóa tập huấn tại địa phương như của Sunlight cũng là điểm đến phù hợp - nơi chị em có thể gặp gỡ đối tác hoặc người cùng ý tưởng, từ đó chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Đây chính là hành trang quý báu để phụ nữ tự tin hơn khi làm kinh tế.

Chương trình "Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế" là sáng kiến từ Unilever Việt Nam, nhãn hàng Sunlight, phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức. Khởi xướng từ năm 2020, chương trình hỗ trợ phụ nữ nông thôn, bán thành thị, khu vực khó khăn theo đuổi mơ ước tự kinh doanh, khởi nghiệp, tự lập về kinh tế, chủ động trong cuộc sống. Dự kiến đến hết năm 2022, chương trình sẽ tập huấn kỹ năng kinh doanh cho 100.000 chị em trên 22 tỉnh thành toàn quốc.

Giang Tiểu San

Đồ họa: An Du

Bình luận

Bạn có thể quan tâm