Theo Reuters, trước đó, cơ quan y tế Liên Hợp quốc từng nhận định giai đoạn cấp tính của đại dịch Covid-19 có thể kết thúc trong năm nay. Tuy nhiên, điều này sẽ phụ thuộc tốc độ chúng ta đạt tới mục tiêu tiêm chủng ít nhất cho 70% dân số ở mỗi quốc gia và nhiều yếu tố đi kèm khác.
Trong cuộc họp báo tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 18/3, bà Margaret Harris, người phát ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định: “Đại dịch Covid-19 còn lâu mới kết thúc và chúng ta đang ở đỉnh dịch”.
Sau hơn một tháng có dấu hiệu suy giảm, các ca mắc Covid-19 lại tăng ngược trở lại khắp thế giới vào tuần trước. Đặc biệt, ở châu Á hay tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc), tình trạng phong tỏa kéo dài, diện rộng vẫn đang diễn ra như một cách để ngăn dịch tiếp tục bùng phát.
Ngày 11/3, các chuyên gia y tế công cộng thuộc WHO đã thảo luận về các tiêu chí đánh giá và thời điểm có thể tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra. Quyết định quan trọng này nếu được đưa ra không chỉ là dấu mốc mang ý nghĩa lớn, mà chắc chắn còn tác động đến nhiều chính sách y tế cộng đồng.
Cách đây hai năm, WHO ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đối với dịch Covid-19. Đây là lần thứ 5 trong lịch sử y tế thế giới, WHO công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu.
Tuy nhiên, trong cuộc họp ngày 11/3, WHO cũng thừa nhận rằng "ở thời điểm hiện tại, chúng ta chưa đạt đến mức đó".
Nhân viên y tế ở Thâm Quyến lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. Ảnh: China Daily. |
Giám đốc WHO Tedros Adhanom Gebreyesus cho biết: “Các ca bệnh và tử vong đang giảm trên toàn cầu và nhiều nước dỡ bỏ hạn chế, nhưng đại dịch vẫn chưa kết thúc. Nó sẽ không kết thúc ở bất kỳ đâu cho đến khi được quét sạch trên toàn thế giới”.
WHO cho hay ảnh hưởng của biến chủng Omicron, đặc biệt là chủng phụ BA.2 dễ lây lan, các biện pháp hạn chế xã hội dần được nới lỏng là nguyên nhân khiến số ca mắc trên toàn cầu tăng trở lại.
Theo Worldometers, thế giới đã ghi nhận hơn 467 triệu ca mắc Covid-19, trong đó, 6 triệu người tử vong. Hàn Quốc là quốc gia số ca mắc mới tăng cao nhất thế giới so với một tuần trước đó với thêm hơn 2,7 triệu ca (tăng 47%). Xếp thứ 2 là Đức với 1,5 triệu ca mới ghi nhận trong tuần qua, tăng 19% so với 7 ngày trước.
Việt Nam đứng thứ 3 toàn thế giới về số ca mắc mới trong vòng 7 ngày với 1,2 triệu ca, tỷ lệ tăng là 5%.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.