Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xe cảnh sát - một thế kỷ truy đuổi tội phạm

Sau hơn một thế kỷ truy đuổi những tên tội phạm có tổ chức, các phương tiện, đặc biệt là xe dành riêng cho lực lượng cảnh sát ngày càng trở nên hiện đại hơn nhờ những thành tựu vượt bậc về công nghệ.

Xe cảnh sát - một thế kỷ truy đuổi tội phạm

Sau hơn một thế kỷ truy đuổi những tên tội phạm có tổ chức, các phương tiện, đặc biệt là xe dành riêng cho lực lượng cảnh sát ngày càng trở nên hiện đại hơn nhờ những thành tựu vượt bậc về công nghệ.

Hẳn là ai cũng cảm thấy tự hào nếu bố mình đứng trong hàng ngũ cảnh sát hoặc từng mơ về những chiếc xe vừa nhanh, vừa huyên náo, vừa bóng bẩy. Luôn chiếm được cảm tình đặc biệt của những đứa trẻ nên xe cảnh sát dưới dạng thu nhỏ, đồ chơi và mô hình chưa bao giờ vắng mặt trong mọi cửa hàng mỗi dịp Giáng Sinh. Thêm vào đó, phần lớn các trò chơi điện tử của trẻ con đều xoay quanh cảnh sát, phe đối địch, kẻ lừa đảo với toàn bộ vũ khí, xe mô hình và những công nghệ hiện đại đi kèm.

Có thể nói, ai đã từng trải qua thời thơ ấu đều không thể quên được niềm say mê dành cho xe cảnh sát dù khi lớn lên mỗi người chọn cho mình một con đường riêng. Vậy, xe cảnh sát bắt đầu xuất hiện như thế nào, hiện tại ra sao và tương lai sẽ đi về đâu?

Xe cảnh sát - một thế kỷ truy đuổi tội phạm
Năm 1899 là thời điểm đầu tiên xuất hiện loại xe tự đẩy dành cho ngành cảnh sát tại Mỹ.

Lịch sử thời kỳ đầu

Dù đã tồn tại trong xã hội con người hàng thiên niên kỷ song khái niệm thi hành luật vẫn chưa thực sự bắt đầu cho đến đầu thế kỷ 20. Là động lực thúc đẩy mọi lĩnh vực khác trong đời sống con người, những thành tựu kỹ thuật đã tạo bước đà cho lực lượng thi hành luật tiến lên chỉ trong vài thập kỷ, từ đuổi bắt những tên cướp nhà băng trên lưng ngựa đến các phương tiện hiện đại hơn.

Trong các tài liệu ghi chép lại, năm 1899 là thời điểm đầu tiên xuất hiện loại xe tự đẩy dành cho ngành cảnh sát tại Mỹ. Tuy nhiên, chẳng ai biết cuối cùng nó đi tới đâu. Đến đầu thế kỷ 19, cảnh sát tại thành phố Akron, bang Ohio bắt đầu sử dụng xe wagon chạy bằng điện nhưng chỉ như là phương tiện đi lại. Ngoài thông tin kể trên, không có tài liệu nào mô tả cách hoạt động và chức năng của loại xe này.

Xe cảnh sát - một thế kỷ truy đuổi tội phạm
Ngay cả trong thời kỳ sơ khai, xe hơi cũng bắt đầu được dùng cho mục đích tuần tra với những viên cảnh sát đi khắp thành phố để giám sát khu vực riêng của mình.

Những chiếc xe thời kỳ đầu được sử dụng làm phương tiện đưa cảnh sát tới hiện trường vụ án nhanh hơn. Ngay cả trong thời kỳ sơ khai, chúng cũng bắt đầu được dùng cho mục đích tuần tra với những viên cảnh sát đi khắp thành phố để giám sát khu vực riêng của mình.

Dần dần, ngành công nghiệp xe hơi phát triển với tốc độ chóng mặt đã nhấn chìm mọi nỗ lực của lực lượng thi hành luật. Hình ảnh của những chiếc Ford Model T trên đường đã “đánh tiếng” cho quá trình cơ giới hóa của ngành cảnh sát. Model T dần trở nên quen thuộc với các nhân viên cảnh sát vì chúng rẻ và là lựa chọn khả thi duy nhất tại thời điểm đó.

Những phiên bản đầu của T được trang bị động cơ 4 xi-lanh 2,9 lit với công suất khiêm tốn 20,2 mã lực, tốc độ tối đa 75 km/h và tiêu thụ 18,7 lit nhiên liệu cho quãng đường dài 100 km (tương đương 13 mpg). Mặc dù vậy, T vẫn phục vụ mọi nhân viên trong ngành thi hành luật tại Mỹ suốt thập niên 1920 vì đây vẫn là lựa chọn đúng đắn duy nhất trên thị trường.

Xe cảnh sát - một thế kỷ truy đuổi tội phạm
Ford Model T dần trở nên quen thuộc với các nhân viên cảnh sát vì chúng rẻ và là lựa chọn khả thi duy nhất tại thời điểm đó.

Bên cạnh T còn có một lựa chọn khác mang tên “paddy wagon” kèm theo thùng xe để chở cảnh sát và tội phạm.

Mặc dù phục vụ cho lực lượng cảnh sát đến tận thập kỷ 1920 nhưng những chiếc xe này chỉ sở hữu một ưu điểm và đồng thời cũng là khuyết điểm lớn nhất. Nhờ lợi thế nhanh hơn ngựa và tất nhiên cũng cơ động hơn chạy bộ nên xe hơi là lựa chọn lý tưởng để đuổi bắt kẻ xấu. Tuy nhiên, làm thế nào để đuổi theo người khác một cách hiệu quả nếu không biết họ là ai, ở đâu, đi về nơi nào và đã làm gì? Nhanh và cơ động đồng nghĩa với việc cảnh sát phải dành nhiều thời gian trên đường nhưng không liên lạc được với trụ sở hoặc những đồng nghiệp khác. Đi theo nhóm hai hoặc nhiều xe không mang lại hiệu quả thiết thực vì nhiệm vụ chính của xe cảnh sát là giúp các nhân viên bao quát nhanh và nhiều khu vực hơn.

Xe cảnh sát - một thế kỷ truy đuổi tội phạm
Sự xuất hiện của bộ đàm hai dây đã giúp cảnh sát liên lạc dễ dàng hơn với trụ sở và các đồng nghiệp khác trong quá trình truy bắt tội phạm.

Thiết bị làm nên sự khác biệt…

… chính là bộ đàm hai chiều. Đây rõ ràng là một thiết bị đơn giản giúp cảnh sát sử dụng dễ dàng.

Do viên cảnh sát lâu năm Frederick William Downie đến từ lực lượng cảnh sát Victorian tại Australia phát minh, bộ đàm hai chiều là phương tiện liên lạc đầu tiên không sử dụng dây để truyền dữ liệu. Vitorian là lực lượng cảnh sát đầu tiên trên thế giới sử dụng hệ thống này trên xe hơi vào năm 1923 để thay thế vĩnh viễn cho những cuộc gọi đường dài và kém hiệu quả thông qua hộp điện thoại.

Tại Mỹ, công nghệ mới xuất hiện vào năm 1929. Cảnh sát thành phố Detroit lần đầu phát sóng từ trạm KOP của họ vào cuối thập niên 1920 và nhanh chóng truyền cảm hứng cho trạm vô tuyến đầu tiên trên thế giới. Tại Michigan, nhờ số vốn đầu tư cho thiết bị trị giá 25.000 USD và sự hỗ trợ của Ủy ban Truyền thông Liên bang, trạm vô tuyến cảnh sát do bang quản lý đầu tiên trên thế giới mang tên WRDS ra đời năm 1929.

Là trạm phát sóng duy nhất tại thời điểm đó, do vậy tầm quan trọng của WDRS đã vượt qua cả ranh giới bang. 44 xe, 80 trụ sở cảnh sát bang và hàng loạt đồn địa phương có thể bắt được tín hiệu từ trạm phát sóng.

Sự có mặt của hệ thống truyền thông tập trung đã cho phép xe cảnh sát vươn tới một cấp độ mới. Trong khi xe hơi được sử dụng làm phương tiện chuyên chở và tuần tra thì sự phối hợp đồng nghĩa với việc cảnh sát có thể phản ứng nhanh nhạy hơn với tội phạm. Vào năm 1933, hệ thống phong tỏa được thiết lập tại 41 hạt của Detroit và ngay sau đó các bang cũng bắt đầu phối kết hợp với nhau.

Xe cảnh sát - một thế kỷ truy đuổi tội phạm
Ngôi sao của cuộc rượt đuổi giữa cảnh sát và kẻ cướp là mẫu V-8 ứng dụng động cơ phẳng V8 của hãng Ford khai sinh năm 1932.

Xe "cơ bắp" ứng dụng động cơ V8

Dần dần, bản thân những chiếc xe đóng một vai trò rất quan trọng đối với ngành cảnh sát. Đến thập niên 1930, có 3 cái tên thường xuyên “kèn cựa” nhau trong gara xe cảnh sát, đó là: Chevrolet, Ford và Plymouth.

Từ năm 1918, khi Chevrolet trình làng Model D cũng là lúc chiếc Ford được trang bị động cơ V8 và cho công suất gấp đôi “đàn anh” bắt đầu gây sửng sốt. Với sự xuất hiện của động cơ 6 xi-lanh van trên vào năm 1929, Chevrolet trở thành mối đe dọa cho nguồn thu khổng lồ từ ngành cảnh sát của Ford. Tuy nhiên, Ford ngay lập tức đánh trả…

Ngôi sao của cuộc rượt đuổi giữa cảnh sát và kẻ cướp là mẫu V-8 ứng dụng động cơ phẳng V8 của hãng Ford khai sinh năm 1932. Chiếm được cảm tình của những nhân vật “có máu mặt” trong “thời đại kẻ thù công khai” cũng như cảnh sát, V-8 làm nên dòng xe tốc độ cao và công suất lớn dành riêng cho ngành cảnh sát. Còn được biết đến dưới cái tên Model 18, V-8 đã trải qua 3 lần cải tiến với công suất 85 mã lực tương tự T.

Xe cảnh sát - một thế kỷ truy đuổi tội phạm
Police package thực chất là một chiếc xe được độ lại để trở thành xe cảnh sát với tính năng, tư thế và các thiết bị nghe nhìn đặc trưng.

Thời kỳ tách riêng

Những chiếc xe cảnh sát thường được dùng cho mục đích chuyên chở, đuổi bắt, chặn đường và các cuộc đối đầu. Tuy nhiên, đối với những người ngoài lề ngây thơ, ai đang đuổi theo ai là một câu hỏi không phải lúc nào cũng tìm được lời giải đáp. Như Henry Ford từng nói: “Bất cứ khách hàng nào cũng có thể tậu cho mình một chiếc xe sơn màu mình muốn, kể cả màu đen”. Mặc dù bảng màu rất đa dạng nhưng cả cảnh sát lẫn những tên tội phạm đều tỏ ra ưa thích màu đen.

Hầu như không có dấu hiệu nào chứng minh chiếc xe đó đang được cảnh sát sử dụng. Trong thời kỳ đầu, xe cảnh sát chỉ được gắn phù hiệu đề rõ mục đích chạy trên đường.

Nhược điểm nhỏ này cùng với nhu cầu cải tiến xe cảnh sát dẫn đến sự ra đời của police package. Thực chất, police package là một chiếc xe được độ lại để trở thành xe cảnh sát với tính năng, tư thế và các thiết bị nghe nhìn đặc trưng.

Một trong những package đầu tiên là sản phẩm của hãng Ford ra đời sau thế chiến thứ hai. Nhà sản xuất đến từ Mỹ nhận ra có một vài đặc điểm thường xuyên được ngành cảnh sát lặp lại nhiều lần khi yêu cầu về một chiếc xe. Để công việc trở nên dễ dàng hơn, hãng Ford đã chọn một số tính năng này rồi kết hợp chúng lại với một vài bộ phận và thành phần rồi bán cho ngành cảnh sát dưới cái tên Police Package.

Tất nhiên, mọi người nhanh chóng hiểu ra ý tưởng và chẳng mấy chốc đường phố Mỹ tràn ngập hình ảnh của những chiếc xe cảnh sát đặc trưng. Bên dưới lớp sơn và cụm đèn lạ mắt ẩn chứa hàng loạt cải tiến về công suất và độ bền. Những chiếc xe cảnh sát trở nên rắn chắc và đàn hồi hơn hẳn phiên bản đường phố thông thường.

Police package còn bước đầu giải quyết được một vấn đề khác mà cảnh sát phải đối mặt. Vì không được thiết kế chuyên dụng nên xe thường thiếu những thiết bị ngăn giữa cảnh sát và tù nhân bị áp giải. Trước thời đại của police package, vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn khi những viên cảnh sát phải lái xe cùng những nghi phạm ngồi ngay bên cạnh họ, trên ghế trước.

Xe cảnh sát - một thế kỷ truy đuổi tội phạm
Cuối thập kỷ 1960, những chiếc đèn thanh ngang ra đời và gắn liền với xe cảnh sát cho đến tận ngày nay.

Xe cảnh sát bắt đầu sử dụng loại còi và đèn cỡ lớn hơn. Nhìn chung, còi là một chiếc đĩa xoay tròn chạy bằng động cơ điện trong khi đèn là loại nhấp nháy màu đỏ hoặc chùm đèn hiệu Liên bang. Đến thập kỷ 1960, đèn xoay đơn bắt đầu được thay thế bằng loại đèn kép có đặt biểu tượng Liên bang. Cuối thập kỷ, những chiếc đèn thanh ngang được sản xuất và gắn liền với xe cảnh sát cho đến tận ngày nay.

Sau khi mở rộng, ngành cảnh sát bắt đầu tách riêng ra theo xu hướng thông thường và yêu cầu xe của họ phải được sơn thành hai màu đối nghịch nhau trên cửa và thanh cản va trước/sau.

Hãng Plymouth, một trong những lựa chọn ưa thích nhất của ngành cảnh sát, bắt tay vào cải tiến hơn nữa các police package và triển khai một chiến dịch quảng cáo sản phẩm của mình. Thậm chí, hãng này còn bắt đầu thiết kế một số package mới sao cho phù hợp với những nhu cầu khác nhau của lực lượng thi hành luật. Trong khi đó, Chrysler đáp trả bằng màn giới thiệu police package mang tên Dodge Coronet vào năm 1956 và theo sau đó là Dodge Dart Pursuit năm 1959.

Thị hiếu của cảnh sát Mỹ về xe dần dần thành hình. Sau Ford V-8 1932, các nhân viên bảo vệ luật pháp ngày càng tỏ ra thích thú với dòng xe “cơ bắp”. Đến thập niên 1970, đội xe cảnh sát trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, nhắm đến những loại động cơ sở hữu công suất trên 300 mã lực.

Thay đổi suy nghĩ

Một thay đổi lớn khác xuất hiện vào đầu thập niên 1960 khi dòng xe nhỏ hơn bắt đầu được sử dụng làm đội xe. Khi những chiếc xe nhỏ gọn từ từ lan ra toàn thế giới cũng là lúc cảnh sát hướng sự chú ý của mình đến dòng sedan hạng trung và lớn.

Xe cảnh sát - một thế kỷ truy đuổi tội phạm
Xe đuổi bắt là loại xe cảnh sát tuần tra hàng ngày xung quanh một khu vực với đầy đủ trang thiết bị để đối phó mọi loại tình huống, từ chặn giao thông bình thường tới đuổi bắt tốc độ cao và chắn đường.

Sự thay đổi trong thị hiếu đạt đến cực điểm khi police package Chevrolet Nova với danh hiệu “xe cảnh sát đỉnh cao” xuất hiện vào những năm 1970. Nổi lên vào năm 1975, mẫu xe có biệt danh 9C1 được trang bị động cơ LM1 V8 chế hòa khí 4 xi-lanh, dung tích 350-cid cho công suất 155 mã lực.

Thật không may, đến cuối thập niên 1970, cuộc khủng hoảng dầu lửa và những qui định ngặt nghèo hơn về khí thải đã dần dần “kết liễu” dòng động cơ cỡ lớn.

Đầu thập niên 1980, động cơ cỡ lớn gần như “tuyệt chủng” và ngành cảnh sát phải quay trở lại với sở thích dành cho chiếc Ford Fairmont hay Plymouth Volare. Phần lớn những chiếc xe cảnh sát đều được thiết kế tương tự xe taxi.

Đến giữa thập niên 1980, những thay đổi trong mục đích và người sử dụng xe cảnh sát đã dẫn đến loại xe hiện nay. Sự xuất hiện của dòng xe thể thao đa dụng (SUV) cũng mở ra cơ hội tách biệt hẳn với lực lượng cảnh sát cho các nhân viên chính phủ.

Từ những năm 1990, xe cảnh sát được chia làm ba loại: xe đuổi bắt (PPV), xe dịch vụ đặc biệt (SSV) và xe trọn gói đặc biệt (SSP).

Xe đuổi bắt là loại xe cảnh sát tuần tra hàng ngày xung quanh một khu vực. Nó được trang bị đầy đủ để đối phó với mọi loại tình huống, từ chặn giao thông bình thường tới đuổi bắt tốc độ cao và chắn đường.

Xe dịch vụ đặc biệt thường dành riêng cho các nhân viên chính phủ là những chiếc SUV được trang bị chuyên dụng. Trong khi đó, xe trọn gói đặc biệt là loại có kiểu dáng tương tự dòng xe thể thao.

Xe cảnh sát - một thế kỷ truy đuổi tội phạm
Xe dịch vụ đặc biệt thường dành riêng các nhân viên chính phủ là những chiếc SUV được trang bị chuyên dụng.

Tất nhiên, về cơ bản cảnh sát có thể sử dụng mọi loại xe trên thị trường. Ngày nay, cảnh sát còn kiêm cả công tác theo dõi, vì vậy việc sử dụng một chiếc xe đặc trưng không kín đáo bằng loại thông thường. Dù là Chevrolet Impala cổ lỗ hay Hummer H3, mọi chiếc xe được sử dụng bởi các nhân viên thi hành luật đều phải có khả năng giúp họ kịp thời tóm gọn những tên tội phạm.

Xu hướng trong tương lai

Tất cả các mẫu xe khác nhau từng được cảnh sát sử dụng cho đến nay sẽ nhanh chóng hợp lại dưới một tên gọi duy nhất. Lần đầu tiên trong lịch sử, một mẫu xe cảnh sát chuyên dụng đang thực hiện một vòng quanh nước Mỹ để thu thập những phản hồi cần thiết từ ngành cảnh sát.

Xe cảnh sát - một thế kỷ truy đuổi tội phạm
E7 do hãng Carbon Motors sản xuất sẽ trở thành mẫu xe chuyên dụng duy nhất dành cho ngành cảnh sát tại Mỹ trong tương lai.

Do hãng Carbon Motors sản xuất, E7 sẽ trở thành chiếc xe cảnh sát duy nhất trên toàn thế giới với động cơ diesel tăng áp V8 3,01 lit cho công suất 300 mã lực và mô men xoắn 420 lb-ft. Thời gian tăng tốc gói gọn trong 6,5 giây, tốc độ tối đa đạt 250 km/h và chỉ tiêu tốn nhiên liệu từ 12-13 lit/100 km.

Nếu là một tên tội phạm và từng có ý nghĩ rằng E7 chỉ là một ý tưởng thoáng qua thì bạn nhầm rồi. Với sự giúp đỡ của nhóm kỹ sư lành nghề, E7 sẽ sớm tràn ngập trên các đường phố từ năm 2012. Tháng 1 vừa qua, hãng Carbon đã vui mừng thông báo về con số 10.000 đơn đặt hàng từ phía ngành cảnh sát.

An Huy

Theo Bưu điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm