Thời điểm này, hầu hết bạn trẻ đến từ các tỉnh thành đã hoàn thành thủ tục nhập học và bắt đầu những tháng ngày đầu tiên của cuộc đời sinh viên, đặc biệt tại các đô thị lớn như TP.HCM - nơi tập trung lượng lớn sinh viên. Xen lẫn niềm háo hức trước một đời sống độc lập mới là nỗi lo lắng rằng giữa thành phố xa lạ như thế, làm sao để không bị lạc đường.
Lỡ mất một tuyến đường, chậm luôn một tiết học
Bên cạnh sự náo nhiệt của một thành phố sầm uất và nhộn nhịp, vấn đề mà người dân gặp phải ở TP.HCM chính là tham gia giao thông vào giờ tan tầm. Các tuyến đường trọng điểm đông đúc và kẹt cứng, liên tiếp các biển báo một chiều và các bùng binh rộng thênh thang không biết rẽ lối nào luôn luôn gây hoang mang cho người mới.
Nếu như xe buýt công cộng có thể gỡ rối được phần nào nỗi lo phải bon chen trên đường, những con ngõ hẻm ở TP.HCM lại mở ra thử thách mới, thậm chí ngay cả người sống lâu năm cũng gặp khó. Với đa số tân sinh viên mới “chân ướt chân ráo” lên thành phố lần đầu, nỗi lo lạc đường trở thành một trong những ám ảnh lớn nhất. Chỉ lỡ mất một đoạn đường thôi cũng khiến nhiều bạn trễ nhập học, muộn giờ hoặc thậm chí mất cả buổi lạc lối trong “mê cung” đường phố TP.HCM.
Nhớ lại những ngày còn là sinh viên năm nhất, Thanh Phát - sinh viên công nghệ thông tin - cho biết: “Khi mới bước chân đến TP.HCM thì cảm xúc bao trùm rõ rệt nhất chính là ‘ngợp’. Ngợp vì hình như mọi thứ đều to lớn. Ngợp vì người xe tấp nập, đường xá chằng chịt như thể chỉ cần sai một ngã rẽ là mình sẽ lạc ngay”.
Trong khi đó, bạn Mỹ Châu - sinh viên ngành Quan hệ công chúng trường Đại học Văn Lang - kể rằng bạn đã chủ động sử dụng Google Maps để tìm đường nhưng vẫn lạc. “Xe cộ ở đây nườm nượp hơn so với ở quê, mỗi lần băng qua đường lại thấy rén. Hệ thống đường ở TP.HCM nhiều ngõ hẻm, ba bốn tuyến đường giao nhau, dù có sử dụng Google Maps, mình vẫn lạc”, Mỹ Châu cho biết.
Làm quen với đường xá tại những thành phố lớn xa lạ không phải điều dễ dàng với tân sinh viên. |
Bên cạnh nỗi sợ lạc đường, vẫn còn những rủi ro khác đang chực chờ những tân sinh viên mới lần đầu vào thành phố. Các phương tiện truyền thông vẫn thường xuyên cảnh báo tân sinh viên phải cẩn thận với các mánh khóe lừa đảo, móc túi tại bến xe... Những nguy hiểm bủa vây này làm các bạn trẻ xa quê cũng như phụ huynh không khỏi ngại ngần.
Xe ôm công nghệ đưa đón đúng chỗ và an toàn
Trong những năm gần đây, xe ôm công nghệ đã trở thành khái niệm thân thuộc với đa số người dân các thành phố lớn. Đây là một loại hình dịch vụ gọi xe thông qua ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh, người dùng có thể lựa chọn đi bằng xe gắn máy, xe ôtô 4 chỗ hoặc ôtô 7 chỗ.
Kể từ ngày lên thành phố học đại học, được các anh chị khóa trên chia sẻ kinh nghiệm, bạn Duy Đức - sinh viên Đại học Ngoại ngữ và Tin học TP.HCM - đã gắn bó 4 năm với ứng dụng đặt xe công nghệ. “Trường mình có khá nhiều cơ sở ở các quận khác nhau, có những lúc mình phải ‘chạy show’ từ cơ sở Sư Vạn Hạnh ở quận 10 qua cơ sở Trường Sơn ở quận Tân Bình để kịp vào lớp. Thời gian đầu mình thật sự bối rối trong việc tìm đường và thường xuyên vào muộn tiết học. Chưa kể việc tự chạy xe máy và di chuyển trên những quãng đường xa liên tục cũng tốn khá nhiều thời gian, có những lúc đến được giảng đường thì vừa mệt vừa bực. Khi mình vào năm 1 thì Gojek cũng vào Việt Nam, lúc đó dưới tên GoViet, và giá rất rẻ, nhiều khi còn rẻ hơn cả tiền mình tự đổ xăng. Vì vậy, từ hồi đó là mình chuyển sang đi xe ôm công nghệ mỗi khi phải học ở các cơ sở khác nhau trong ngày”.
Với Đức, các tài xế công nghệ như một “bản đồ sống” vì họ luôn biết được cung đường di chuyển nào là thuận tiện và nhanh chóng nhất.
Các ứng dụng gọi xe công nghệ như Gojek trở thành lựa chọn của nhiều tân sinh viên. |
Trên thực tế, vào mỗi mùa tựu trường,các hãng xe công nghệ thường đưa ra chương trình ưu đãi để hỗ trợ học sinh sinh viên. Ví dụ, Gojek cổ vũ tinh thần học tập của sinh viên bằng cách tặng ngay 3 vouchers 50% (giảm tối đa 10.000 đồng cho chuyến GoRide từ 10.000 đồng) khi nhập mã DIHOCVUI (áp dụng từ 5h đến 15h từ thứ hai đến thứ sáu). Chương trình diễn ra cho đến ngày 28/10 tại cả TP.HCM và Hà Nội.
Ngoài ra còn có hàng loạt mã giảm giá, chương trình khuyến mại khác của GoRide, GoFood và GoSend khiến Gojek trở thành nền tảng “thân thiện với túi tiền” của sinh viên.
Với mạng lưới hơn 200.000 đối tác tài xế hoạt động tại 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM, những bác tài Gojek trở thành bạn đồng hành mới trong cuộc sống xa quê, lên thành phố của các tân sinh viên khi nhập học. Những ký ức đầu tiên tươi đẹp và đáng nhớ thời sinh viên nơi phố thị từ đây cũng không thể thiếu đi bóng dáng chiếc áo đồng phục xanh đen của Gojek trên mọi nẻo đường.