Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xem điện thoại sớm khiến trẻ dễ mắc dị tật hình thể

Ngồi sai tư thế, cúi đầu khi dùng điện thoại, dị tật bẩm sinh khiến nhiều trẻ ở lứa tuổi học sinh bị dị dạng hình thể.

Bác sĩ Quang Anh tầm soát bàn chân bẹt cho trẻ mầm non. Ảnh: Nguyễn Thuận.

Trao đổi với Tri Thức - Znews bên lề buổi khám tầm soát miễn phí về dị dạng hình thể cho 100 trẻ mầm non vào ngày 5/11, bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng Trịnh Quang Anh cho biết hiện nay những bệnh lý về cong vẹo cột sống, dị tật bàn chân ở lứa tuổi học sinh tăng rất cao.

Theo nghiên cứu, tỷ lệ học sinh mắc phải các bệnh này lên đến 30%. Nguyên nhân là trẻ dùng điện thoại nhiều trong thời gian dài, có những trẻ chỉ mới 2-3 tuổi đã dùng điện thoại. Điều này làm dáng ngồi, đứng của trẻ bị gù, dẫn đến đau cổ vai gáy và cong vẹo cột sống.

Cong vẹo cột sống ở học đường nếu phát hiện sớm, điều trị trong 8-12 tuổi thì trẻ có khả năng phục hồi. Sau độ tuổi này, xương khớp của trẻ phát triển nhanh và gần như hoàn thiện, rất khó điều trị khỏi.

Nếu trẻ bị cong vẹo cột sống, đốt sống một bên sẽ không lớn được, bên còn lại không chịu lực nén vẫn lớn lên, hình thành đốt sống biến dạng bên cao bên thấp. Nhiều đốt sống biến dạng sẽ hình thành một cột sống cong vẹo.

"Cong vẹo trong trường hợp này gần như không thể sửa chữa được, trẻ sẽ phải sống chung với dị tật cả đời", bác sĩ Quang Anh nói.

cong veo cot song anh 1

Điều chỉnh cột sống từ khi còn nhỏ, giúp trẻ thoát khỏi dị tật cong vẹo cột sống. Ảnh: Nguyễn Thuận.

Phụ huynh nên cho trẻ đi tầm soát những bệnh lý cong vẹo cột sống, bàn chân bẹt từ khi còn nhỏ để phát hiện sớm.

"Thực tế, đã có không ít bệnh nhân ở độ tuổi 18, 19 đến khám và nói rằng có ý định tự tử, trầm cảm vì bị dị tật về cột sống. Những dị tật này không ảnh hưởng đến tình mạng, nhưng ảnh hướng rất lớn đến sức khoẻ tinh thần của bệnh nhân", bác sĩ Quang Anh chia sẻ thêm.

Trẻ bị bàn chân bẹt, chân khoèo, chân cao thấp khiến hai bên chân không đều nhau dẫn đến chân ngắn chân dài cơ học. Điều này dẫn đến khung chậu bị nghiêng, khi đó cột sống của trẻ sẽ nghiêng. Lúc này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại cho thẳng, dẫn đến bị vẹo cột sống hình chữ S.

cong veo cot song anh 2

Trước khi tầm soát, bác sĩ sẽ đánh dấu các đốt sống và hai chân. Ảnh: Nguyễn Thuận.

Bác sĩ Quang Anh lý giải cơ thể người là đa khớp nối chồng lên nhau, một dị tật ở dưới thấp sẽ gây hiệu ứng domino, kéo lệch vẹo cả cơ thể. Cong vẹo cột sống hiện nay ở học sinh đa phần là do cơ năng, các sợi cơ giữ đốt sống sẽ có trách nhiệm giữ cột sống thăng bằng, cơ thể có xu hướng đổ về bên kéo căng hơn. Đến nay, các nhà khoa học chưa tìm được lý do vì sao cơ bên này co mạnh hơn cơ bên kia.

Theo bác sĩ Quang Anh, hậu quả của cong vẹo cột sống rất nặng nề. Dị dạng về hình thể sẽ để lại di chứng về tinh thần như trầm cảm, tự ti, không dám bước ra xã hội, thu mình một góc.

Ngoài ra, về chức năng, trẻ bị hạn chế vận động. Thời gian lâu dần, trẻ bị hạn chế về hô hấp, không thể thở được, ảnh hưởng đến tất cả cơ quan khác như tim mạch, tiêu hoá. Diễn tiến theo của bệnh là trẻ bị thoát vị, trượt đốt sống dẫn đến liệt.

"Dị tật cột sống sẽ thay đổi số phận của một con người, do đó cần tầm soát càng sớm càng tốt cho trẻ", bác sĩ Quang Anh chia sẻ.

Bộ sách “Bí ẩn hướng nội” chứa đựng nhiều thông tin và kiến thức rất hữu ích giúp bạn thấu hiểu chính mình, thoát khỏi vòng luẩn quẩn tự nghi ngờ và đánh đồng bản thân với những định kiến rập khuôn của xã hội. Để từ đó bạn học cách yêu thương và trân trọng con người hướng nội của mình.

Nhiều người cho rằng người hướng nội khá giống nhau. Họ là những người rất kiệm lời, không thích giao tiếp xã hội. Thực tế lại khác, thế giới của người hướng nội rất đa dạng.

Bác sĩ Chợ Rẫy 'giải oan' cho cô gái bị lầm tưởng mắc tâm thần

Cô gái 24 tuổi đột ngột sa sút trí tuệ, được chẩn đoán mắc tâm thần. Người mẹ kiên trì "vái tứ phương", cuối cùng phát hiện con gái mắc bệnh hiếm.

Một loại củ giúp hạ mỡ máu

Mỡ máu (lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính (Triglyceride).

Bộ phận của bò nhìn bẩn nhưng bổ dưỡng

Sách bò nhìn bẩn nhưng lại là một trong những bộ phận ngon và bổ dưỡng nhất trong các nội tạng con bò.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm