Chủ quán là Lã Phúc Khang (25 tuổi) cho biết dù mới khai trương từ đầu tháng 6, lượng khách đến mua ngày một đông, phần lớn nhờ hiệu ứng từ mạng xã hội. "Tôi không tưởng tượng được xe đậu hũ của mình đắt hàng tới vậy. Ngày nào khách cũng xếp hàng dài để chờ. Nhiều ngày, tôi phải xin lỗi mọi người vì không đủ số lượng để bán", Khang chia sẻ. |
Đậu hũ thối là món ăn đường phố đường phố nổi tiếng tại Trung Quốc. Tại TP.HCM, món này chỉ có một vài nơi bán. Các bạn trẻ tới ăn chủ yếu do tò mò, muốn thử cho biết. |
Khánh (ngụ ở Bình Dương) cho biết đã nhiều lần đến xếp hàng nhưng chưa mua được món đậu hũ thối tại quán này. "Tôi thích khám phá những món độc lạ nên rất muốn ăn thử. Do công việc cố định thời gian, tôi không tới sớm được, đây là lần thứ 6 tôi đến xếp hàng", Khánh nói. |
Mỗi ngày, quán chỉ bán 30-50 phần, loại truyền thống hoặc loại ăn kèm nước sốt. Giá mỗi phần là 25.000 đồng. Chủ quán là người đứng bếp, nhận đơn hàng, đóng gói. |
Phát (ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) đến sớm hơn một giờ để chờ quán đậu hũ thối mở bán. "Trên mạng nói mọi người tới xếp hàng rất đông nên tôi phải tới sớm. Lúc đến đã có khá nhiều khách đứng chờ sẵn rồi", Phát chia sẻ. |
Chủ quán cho biết từng ăn thử đậu hũ thối và yêu thích món này. Cuối năm 2022, khi nghỉ việc, anh bắt đầu ý tưởng bán món ăn yêu thích. Phúc Khang chủ động tìm kiếm công thức làm đậu bằng tiếng Trung ở trên mạng. |
Đậu hũ phải ngâm vài ngày để có thể lên men tự nhiên và tạo ra mùi thối đặc trưng. Sau khi chiên, đậu sẽ có màu vàng nhạt, lấm tấm đốm đen, ăn kèm cùng hành, ngò và một vài loại nước sốt do Phúc Khang tự làm. |
Thiên và Tuyết Anh (Bình Dương) chia sẻ đậu hũ thối ở đây ngon hơn một vài chỗ đã ăn trước đây. "Đậu hũ béo hơn, cảm nhận rõ gia vị. Chúng tôi muốn ăn thêm, nhưng quán bán hơi ít, mỗi khách chỉ được mua 2 phần", Thiên nói. |
Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới
Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.