Ngày cúng ông Công, ông Táo là ngày nào?
Ngày 23 tháng chạp hàng năm là ngày cúng ông Công, ông Táo. Đây là ngày các gia đình Việt dọn dẹp bếp núc và chuẩn bị mâm cúng, cá chép để tiễn ông Công, ông Táo lên thiên đình. |
Theo dân gian, ông Táo là người thực hiện nhiệm vụ gì?
Ông Táo được xem là người canh giữ bếp núc và nắm bắt mọi hoạt động trong nhà. |
Đâu là lễ vật được dùng để cúng ông Táo?
Để cúng ông Công, ông Táo các lễ vật thường có gồm nhang (hương), đèn cầy (nến), hoa quả, hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà, và giấy tiền đều bằng vàng mã, cá chép sống bơi trong chậu nước. |
Cá chép có ý nghĩa như thế nào trong ngày cúng ông Công, ông Táo?
Cá chép sống là phương tiện để ông Công, ông Táo lên gặp Hoàng Thượng báo cáo các hoạt động trong một năm qua của gia chủ. Sau khi được phóng sinh, cá chép sẽ hóa rồng và vượt vũ môn đưa ông Công, ông Táo về trời. |
Nếu không cúng cá chép sống, lễ vật thay thế là gì?
Trường hợp không cúng cá chép sống, nhiều gia đình có thể sử dụng vàng mã để làm lễ vật thay thế. |
Ngày gia chủ đón ông Công, ông Táo trở về là?
Theo truyền thống, đến ngày 30 tháng chạp hoặc 28, 29 tháng chạp (nếu là tháng thiếu), gia chủ sẽ đón ông Công, ông Táo trở về sau thời gian tiễn các vị thần này lên chầu trời. |