Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

'Ykr' là gì mà ai cũng muốn lên tiếng?

Gen Z sử dụng "ykr" để khẳng định bản thân, thể hiện cá tính và quan điểm riêng biệt trên mạng xã hội.

“Ykr" thực chất là từ viết tắt của cụm từ lóng tiếng Anh "you know, right?", tức "bạn hiểu mà, đúng không?".

Khi sử dụng trong các cuộc trò chuyện trực tuyến, "ykr" thường được đặt ở cuối câu để thể hiện sự đồng tình, khẳng định hoặc gợi ý người nghe cùng quan điểm.

Nhưng khi du nhập về Việt Nam, "ykr" lại là từ viết tắt của cụm từ tiếng Việt "ý kiến riêng", tương ứng với từng chữ cái đầu. Khác hẳn với ý nghĩa gốc, thuật ngữ được sử dụng như một lời chú thích, thể hiện quan điểm cá nhân của người nói/viết trong các bài đăng, bình luận trên mạng xã hội.

Từ viết tắt này bắt đầu trở nên phổ biến trên mạng xã hội từ năm 2023. Tuy không rõ nguồn gốc chính xác, cụm từ này thu hút sự chú ý của giới trẻ bởi sự sáng tạo trong lối chơi chữ.

Phần đông sử dụng "ykr" nhằm chia sẻ, thể hiện ý kiến cá nhân về nhiều chủ đề khác nhau. Về cách trình bày, họ thường để thuật ngữ trong ngoặc đơn nhằm lưu ý rằng đây là ý kiến cá nhân, mang tính chủ quan.

Ví dụ, "top 5 điều nên làm khi cãi nhau với người yêu (ykr)" có nghĩa là "top 5 điều nên làm khi cãi nhau với người yêu theo ý kiến riêng".

Ngoài "ykr", một biến thể khác là "ykc" (viết tắt của "ý kiến chung") cũng được nhiều Gen Z sử dụng để thể hiện sự đồng thuận với số đông. Cách trình bày "ykc" trong câu cũng tương tư như "ykr".

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng ở nhiều trường hợp, thuật ngữ này như "bình phong" cho quan điểm tiêu cực. Cụ thể, một số người dùng cụm "ykr" sau khi đưa ra nhận xét miệt thị hoặc phán xét người khác, nhằm giảm thiểu trách nhiệm và né tránh tranh luận.

'Manifest' là gì mà ai cũng thành tâm đến thế?

"Manifest" với giới trẻ không chỉ đơn thuần là mơ ước, đây là từ chỉ hành động mang tính tích cực, chủ động nhằm biến mong muốn thành hiện thực.

Tuổi 17, sức khỏe tinh thần của mình tuột dốc trầm trọng

"Năm 17 tuổi đó, đã không có ai nói với mình rằng, không sao cả, bạn không phải là một người tồi tệ, việc vừa yêu, vừa ghét cha mẹ là một phần bài học của cuộc sống, rằng đó chỉ là cảm xúc của một con người thôi" là một đoạn trích trong cuốn Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều của tác giả Nguyễn Đoàn Minh Thư.

Sách là hành trình khám phá thế giới nội tâm của một người trẻ, đầy hỗn loạn của những suy nghĩ trăn trở, những dằn vặt, những cuộc chiến nội tâm, những cảm xúc vừa phức tạp cũng vừa rất đỗi con người.

'Tron Viet Nam' la gi? hinh anh

'Trôn Việt Nam' là gì?

0

Lấy ý tưởng từ một chương trình truyền hình thực tế của Canada, "troll troll" được Việt hóa thành "trôn trôn", trở thành trào lưu của Gen Z.

Như Phương

Bạn có thể quan tâm