Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

'You don't hợp with me' là gì

Lời nhận xét trộn lẫn giữa tiếng Anh với tiếng Việt của huấn luyện viên Thái VG ở Rap Việt mùa 3 nhanh chóng trở thành trend mới trên MXH.

“You don’t hợp with me” xuất hiện trong tập mở màn mùa thứ 3 của game show Rap Việt, phát sóng ngày 27/5.

Trong chương trình, Thái VG nhận xét về một thí sinh rằng: “You don’t ‘hợp’ with me” (“Bạn không hợp với tôi đâu”), ý chỉ phong cách rap của người này không phù hợp với anh. Lối trò chuyện trộn lẫn giữa hai loại ngôn ngữ của nam rapper khiến nhiều khán giả bật cười.

Sau đó, khi tới một thí sinh khác, sau khi muốn người này về đội của mình, anh hào hứng "She over 'hợp'".

Ngay từ màn “chào sân”, Thái VG, rapper tiên phong cho làn sóng rap tại Việt Nam, chia sẻ rằng anh không quá rành tiếng Việt do sinh sống chủ yếu ở Mỹ.

Suốt tập đầu tiên, anh chủ yếu dùng tiếng Anh để giao tiếp, thỉnh thoảng chêm vài từ tiếng Việt. Để khán giả có thể hiểu những gì Thái VG muốn truyền tải, ê-kíp chương trình đã sử dụng phụ đề mỗi khi anh nói.

Cách chêm tiếng nước ngoài vào cuộc hội thoại tiếng Việt của nam rapper khiến nhiều người trẻ cảm thấy thích thú và nhanh chóng biến thành “câu cửa miệng” mới chỉ sau 2 ngày.

Một số người trẻ cũng chỉ ra sự tương đồng giữa “You don’t hợp with me” với “Ơ mây zing, gúp chóp em” (Thật tuyệt vời, làm tốt lắm em!) - lời khen từng gây sốt một thời của rapper Binz khi anh ngồi trên ghế huấn luyện viên của Rap Việt mùa 1.

Ngoài việc cùng xuất phát từ chung game show và có độ phủ sóng mạng xã hội cao, hai câu nói này thể hiện thói quen nói chuyện chêm ngoại ngữ vào cuộc hội thoại hàng ngày của người trẻ.

Hiện tượng này được gọi là “code-switching” (chuyển mã) - hành động chuyển đổi qua lại nhiều loại ngôn ngữ trong lời nói, thường xảy ra giữa những người biết nhiều hơn một thứ tiếng.

'Flex' là gì mà không ai ưa

"Flex" chỉ việc khoe mẽ thái quá khiến người khác khó chịu. Dưới góc nhìn hài hước của Gen Z, hành động này còn trở thành "kỹ năng", ám chỉ người khoe khoang quá nhiều, liên tục.

Giá trị của việc đọc kỹ

Nhà giáo dục và hùng biện người La Mã Quintilian từng nói rằng: "Chúng ta phải xây dựng tâm trí của mình thông qua đọc sâu hơn là đọc rộng". Thực hành đọc sâu là một quá trình rèn luyện có chủ đích. Mục Đời Sống giới thiệu với độc giả 6 nguyên tắc phát triển thói quen đọc sâu để không chỉ khám phá thế giới và kiến ​​thức mà còn khám phá về chính bản thân mình.

'Vo tri' la gi? hinh anh

'Vô tri' là gì?

0

"Vô tri", một từ ghép được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, bất ngờ trở thành từ quen thuộc của giới trẻ trên mạng xã hội.

Hồng Chang

Đồ họa: Yến Nhi

Bạn có thể quan tâm