Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

'Vô tri' là gì?

"Vô tri", một từ ghép được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, bất ngờ trở thành từ quen thuộc của giới trẻ trên mạng xã hội.

“Vô” có nghĩa là không, còn “tri” là sự hiểu biết. Do đó, “vô tri” được định nghĩa là sự không có khả năng nhận thức, theo Đại Từ điển Tiếng Việt.

Tính từ này đã có từ lâu và khá thông dụng trong đời sống hàng ngày, thậm chí từng xuất hiện trong ca dao Việt Nam: “Hoài lời nói kẻ vô tri/Một trăm gánh chì đúc chẳng nên chuông”.

Nhưng thời gian gần đây, “vô tri” bất ngờ phổ biến trên mạng xã hội, được cho là bắt nguồn từ chương trình truyền hình thực tế 2 Ngày 1 Đêm. Một thành viên trong chương trình được khán giả nhận xét là “vô tri” bởi anh bật cười ở bất kỳ tình huống nào, ngay cả khi sự việc đó không hề hài hước.

Dần dần, “vô tri” trở thành từ ngữ thịnh hành trong giới trẻ, dùng để trêu chọc những người có phát ngôn, hành động vô nghĩa khiến đối phương không hiểu là đang làm gì.

“Vô tri” có thể đứng một mình, hoặc ghép cùng một hành động bất kỳ nhằm chỉ ra sự vô nhận thức của hành động đó trong hoàn cảnh hiện tại, như “cười vô tri”, “ăn nói vô tri”, “ngồi vô tri”...

'Hội đồng quản trị' là gì mà Gen Z nào cũng có?

Đối với một số người trẻ, việc tham vấn trước với "hội đồng quản trị" là điều cần thiết trước khi quyết định hẹn hò ai đó.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Zing, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

'Flex' la gi ma khong ai ua hinh anh

'Flex' là gì mà không ai ưa

0

"Flex" chỉ việc khoe mẽ thái quá khiến người khác khó chịu. Dưới góc nhìn hài hước của Gen Z, hành động này còn trở thành "kỹ năng", ám chỉ người khoe khoang quá nhiều, liên tục.

Ánh Dương

Đồ họa: Yến Nhi

Bạn có thể quan tâm