Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

YouTuber Hàn Quốc bị chỉ trích vì độc thân

Seen Aromi cho biết thành tựu lớn nhất của mình là không kết hôn. Tuy nhiên, nhiều người chỉ trích lối sống độc thân này, cho rằng cô đang sống "ích kỷ".

Seen Aromi theo đuổi lối sống độc thân, không lập gia đình. Ảnh: @sinaromii.

Tháng 6, trước tình hình tỷ lệ sinh thấp, Hàn Quốc tuyên bố "tình trạng khẩn cấp quốc gia" về dân số, và đổ hàng tỷ won nhằm khuyến khích người dân kết hôn và sinh con.

Thế nhưng, YouTuber Seen Aromi (37 tuổi) lại tìm thấy hạnh phúc và thành công khi quảng bá lý tưởng ngược lại.

Aromi chia sẻ cuộc sống của mình ở vùng nông thôn Hàn Quốc qua các video. Mỗi ngày, cô duy trì tập yoga hoặc ngủ nướng tùy thích. Cô cũng luôn khuyến khích hơn 200.000 người theo dõi rằng đừng cảm thấy sợ hãi, xấu hổ hay tội lỗi khi vẫn còn độc thân.

"Nói 'không' với hôn nhân là thành tựu lớn nhất cuộc đời tôi', Aromi nói với AFP, cho biết cô chưa bao giờ coi việc trở thành một người mẹ, người vợ "kiểu mẫu" là đích đến cuối cùng của đời mình.

Seen Aromi,  YouTuber Han Quoc, khong lay chong sinh con,  song doc than, ty le sinh Han Quoc,  cuoc song Han Quoc anh 1

Tỷ lệ sinh trung bình của một phụ nữ Hàn Quốc tiếp tục "chạm đáy" khi giảm từ mức 0,78 (2022) xuống mức thấp kỷ lục 0,72 (2023), theo Reuters. Ảnh minh họa: Kim Hong-Ji/Reuters.

Những ràng buộc truyền thống

Là một quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, cùng tốc độ già hóa dân số nhanh chóng, Hàn Quốc đang đứng trước nguy cơ về cuộc khủng hoảng nhân khẩu học.

"Họ nói về việc phụ nữ Hàn Quốc không sinh con như thể là một thảm họa tồi tệ. Nhưng ngay cả khi nghĩ về những bất lợi tiềm ẩn của việc không có con, tôi chẳng thấy sao cả", cô nói thêm.

Aromi viết về niềm hạnh phúc khi thoát khỏi những kỳ vọng của xã hội và chấp nhận cuộc sống độc thân trong cuốn sách I Can't Help but Live Well On My Own.

Cuốn sách từng đứng đầu bảng xếp hạng tựa sách bán chạy ở Hàn Quốc. Đồng thời, cuốn sách được đón nhận nồng nhiệt, không chỉ từ những người phụ nữ độc thân ở độ tuổi 3, mà còn cả những thế hệ lớn tuổi hơn, bao gồm những góa phụ và người đã ly hôn.

Theo các chuyên gia, nhiều người trẻ Hàn Quốc chọn không kết hôn và sinh con ít nhất là một phần bởi kinh tế. Tốc độ tăng trưởng ngày càng trì trệ, giá nhà ở thủ đô cao ngất ngưỡng và sự cạnh tranh khốc liệt để có được công việc tốt - tất cả điều này đặt gánh nặng cho người trẻ.

Một số ý kiến khác đề cập đến vấn đề văn hoá. Xã hội Hàn Quốc vẫn bảo thủ khi việc trở thành mẹ đơn thân gặp nhiều chỉ trích, và hôn nhân đồng giới không được công nhận.

Hơn nữa, nhiều phụ nữ phải từ bỏ sự nghiệp sau khi kết hôn và có con. Dữ liệu cho thấy phụ nữ Hàn Quốc phải dành nhiều thời gian hơn 3,5 lần so với chồng cho công việc nội trợ và chăm con.

“Kỳ vọng về vai trò giới trong gia đình truyền thống, cùng những vấn đề căng thẳng giữa các giới chắc chắn có liên quan đến tỷ lệ sinh thấp hiện nay”, Hyeyoung Woo, giáo sư xã hội học tại Đại học Portland State, chia sẻ với AFP.

Đối với YouTuber Aromi, chấp nhận từ bỏ những chuẩn mực truyền thống của Hàn Quốc, bao gồm phải sở hữu căn hộ ở Seoul, có công việc ổn định và trở thành người vợ lý tưởng, đã giúp cô tìm thấy được hạnh phúc thực sự cho riêng mình.

Aromi cho biết cuộc sống trước đây của cô ở Seoul thật tồi tệ khi phải làm việc trong môi trường căng thẳng, độc hại và chịu cảnh đi làm mệt mỏi.

Cô quyết định rời xứ kim chi và sinh sống tại nước ngoài nhiều năm. Thời gian đó, cô từng làm nhiều công việc khác nhau, từ lao công ở khách sạn đến nhân viên đóng gói ở nhà máy thịt gà, và đăng video về cuộc sống của mình lên mạng.

Một ngày, cô quyết định trở về Hàn Quốc và định cư ở thị trấn quê nhà. Tại đây, Aromi cải tạo ngôi nhà cũ của gia đình. Kênh YouTube của cô cũng ngày càng nổi tiếng, thu hút hơn 200.000 lượt theo dõi.

Aromi cho biết mỗi video trên YouTube của cô có thể mang lại số tiền gấp 5 lần so với thu nhập hàng tháng mà cô nhận được hồi còn là nhân viên làm công ăn lương ở Seoul. Nhờ đó, cô có thể sống một "cuộc đời tự chủ" và rất hài lòng.

Bị chỉ trích

Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ lối sống độc thân hạnh phúc. Những bài đăng của Aromi phải hứng chịu làn sóng phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.

Một số ý kiến nói rằng YouTuber này thật "ích kỷ" vì không lấy chồng, sinh con hoặc cho rằng cô thực chất rất "cô đơn".

"Chẳng ai chỉ trích những người thường xuyên đăng ảnh con cái và khoe cuộc sống hôn nhân đầm ấm. Nhưng khi tôi nói rằng mình hạnh phúc, một số người kiên quyết phủ nhận điều đó. Dường như, đối với họ, việc tôi sống vui vẻ 'không thể nào là sự thật'”, Aromi nói.

Người phụ nữ cho biết cô từng ở trong một số mối quan hệ lãng mạn trọn vẹn, nhưng cô ưu tiên tính tự chủ và lối sống thích phiêu lưu hơn thay cho việc lập gia đình.

Theo Aromi, hầu hết cặp vợ chồng chọn sinh con vì điều đó khiến họ hạnh phúc, chứ không phải vì lo lắng cho tương lai của nhân loại. Những người chọn sống độc thân cũng chung mục đích được hạnh phúc và họ nên được tôn trọng.

"Trong khi một số người sinh con, tôi đã 'đẻ ra' 2 kênh YouTube và 1 cuốn sách đó thôi", cô chia sẻ, và cảm thấy tự hào về những đóng góp của mình cho thế giới.

Sự thật về bài đăng khoe lương 100 triệu đồng trên MXH

Nhiều người dùng Threads thừa nhận từng "khai khống" mức lương, thưởng lớn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, hay gia tăng cơ hội nhận dự án cá nhân.

Gen Z quan tâm đến thế giới nội tâm nhiều hơn trước

Nguyễn Đoàn Minh Thư, tác giả của cuốn sách Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều là một người trẻ, một Gen Z sinh năm 2000. Cô tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tâm lý tại Đại học East Anglia và hiện làm thực tập sinh tư vấn tâm lý cho Bộ Y tế Anh (National Health Service). Minh Thư cho biết câu chuyện được viết từ chính trải nghiệm của cô và nhấn mạnh mỗi người chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi hiểu chính mình.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm