Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 mẹo dạy con thành người có trách nhiệm

Giáo dục con cái không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn là rèn luyện cho trẻ những phẩm chất tốt đẹp, bao gồm cả việc sống có trách nhiệm.

nuoi day con trach nhiem anh 1

1. Tin tưởng vào khả năng của con: Theo Bright Side, nhiều phụ huynh quen với việc hướng dẫn và dạy dỗ trẻ, nhưng điều quan trọng hơn là tin tưởng vào khả năng và mong muốn của con. Truyền đạt niềm tin của cha mẹ là cách tốt nhất để nuôi dưỡng những cá nhân tự tin và có lòng tự trọng mạnh mẽ.

nuoi day con trach nhiem anh 2

2. Cho phép con lựa chọn: Để con tự tin hơn, cha mẹ hãy để chúng có cơ hội tự lựa chọn, bắt đầu với những việc nhỏ như chọn giữa kẹo hoặc đồ chơi ở cửa hàng. Đừng quyết định mọi thứ cho chúng, thay vào đó, cha mẹ nên đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp con đưa ra những lựa chọn phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh. Khi được tự quyết, trẻ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và có vai trò trong cuộc sống. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin, có trách nhiệm hơn với quyết định của mình.

nuoi day con trach nhiem anh 3

3. Dạy con cách làm việc tốt hơn: Để con làm tốt một việc gì đó, cha mẹ cần hướng dẫn chúng một cách cụ thể và chi tiết. Hãy giải thích rõ ràng mục tiêu, trình bày từng bước thực hiện và kiên nhẫn hỗ trợ con khi cần thiết. Việc này sẽ giúp trẻ xây dựng được kỹ năng tự học và giải quyết vấn đề.

nuoi day con trach nhiem anh 4

4. Tạo ra những thử thách: Để giúp trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ nên thường xuyên đưa ra những thử thách mới. Ví dụ, bạn có thể cho trẻ 3 tuổi thử giải những câu đố đơn giản hoặc sắp xếp các khối hình. Việc đặt ra những thử thách phù hợp sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin, đồng thời được rèn luyện các kỹ năng cần thiết, kích thích khả năng tư duy và giải quyết vấn đề.

nuoi day con trach nhiem anh 5

5. Dạy con tự lập: Để con tự lập, cha mẹ cần giúp con hình thành những thói quen tốt từ nhỏ. Hãy khuyến khích con tự giác làm những việc như dọn dẹp đồ chơi, gấp quần áo hay hoàn thành bài tập. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần thể hiện sự tự giác và trách nhiệm trong mọi việc để làm gương cho trẻ. Nếu con thấy bạn trì hoãn công việc hoặc chọn xem TV thay vì làm việc nhà, chúng sẽ bắt chước thói quen của bạn.

nuoi day con trach nhiem anh 6

6. Để con tự làm: Những lúc đang vội, có vẻ dễ dàng hơn nếu cha mẹ làm mọi thứ thay vì chờ con. Tuy nhiên, điều này có thể cản trở sự tự lập ở trẻ. Trẻ em học hỏi và trưởng thành bằng cách làm việc và mắc sai lầm. Qua những trải nghiệm thực tế, trẻ sẽ học được cách giải quyết vấn đề và rèn luyện tính kiên trì, có niềm tin vào bản thân.

nuoi day con trach nhiem anh 7

7. Chú ý đến những điều nhỏ nhặt và khen ngợi trẻ: Đôi khi, cha mẹ quá bận rộn với công việc hàng ngày mà quên để ý đến những chiến thắng của con mình. Đó không phải là những việc lớn như đạt giải một cuộc thi, mà là những chiến thắng nhỏ hơn như hoàn thành bài tập về nhà hoặc ăn hết phần cơm của mình. Nếu cha mẹ cổ vũ trẻ những bước nhỏ này, nó sẽ giúp trẻ tăng cường sự tự tin.

nuoi day con trach nhiem anh 8

8. Trở thành người bạn tốt nhất của con: Hãy cho con biết rằng bạn luôn ở bên để làm cho chúng hạnh phúc và cảm thấy được yêu thương. Dành thời gian cùng nhau làm những việc thú vị như chơi trò chơi, vẽ tranh hoặc nấu ăn. Không chỉ là ở cạnh nhau, cha mẹ hãy tích cực tham gia vào các hoạt động ở trường của trẻ để củng cố sự gắn kết.

nuoi day con trach nhiem anh 9

9. Hiểu nỗi sợ hãi của con và lắng nghe chúng: Trẻ em thường có nỗi sợ hãi, với tư cách là người lớn, chúng ta nên thấu hiểu và giải quyết những nỗi sợ đó. Lắng nghe trẻ và cung cấp sự trấn an là điều cần thiết. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc một cách cởi mở và nhấn mạnh rằng sợ hãi là một phần tự nhiên của cuộc sống. Đối mặt với thử thách là điều quan trọng. Bạn cũng có thể chia sẻ những nỗi sợ bạn từng vượt qua để con bớt lo lắng.

nuoi day con trach nhiem anh 10

10. Để con phụ việc nhà: Trẻ em có thể học được rất nhiều từ việc phụ giúp cha mẹ công việc nhà. Chúng có thể hiểu cách chăm sóc bản thân, nhà cửa và gia đình. Nó cũng cho phép trẻ cảm thấy có trách nhiệm và có năng lực. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lựa chọn công việc nhà phù hợp với lứa tuổi của con. Ví dụ, trẻ 2-3 tuổi có thể nhặt đồ chơi và sách, trẻ lớn hơn có thể dọn bàn ăn, phơi đồ, rửa bát...

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

Đừng thưởng tiền khi con đạt điểm cao nữa

Một số hành động của cha mẹ - thường được cho là hữu ích - lại có thể tạo ra những rào cản trong quá trình trẻ trưởng thành.

Ngọc Bích

Ảnh: Freepik

Bạn có thể quan tâm