1. Thưởng tiền cho con khi đạt điểm cao: Đây là vấn đề gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng thưởng tiền để khích lệ con phấn đấu. Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh khác, thay vì học tập vì sự tò mò, niềm đam mê, hay sự phát triển bản thân, trẻ có thể chỉ học để nhận được phần thưởng vật chất. Để đạt được phần thưởng, chúng có thể sử dụng các biện pháp như nói dối, gian lận trong bài kiểm tra để được nâng điểm. Khi không còn được thưởng, động lực học tập của trẻ có thể giảm sút. Ảnh: Freepik. |
2. Tranh cãi về tiền bạc: Trẻ em có thể tiếp thu thông điệp lâu dài từ những tình huống này. Rất có thể khi trưởng thành, chúng sợ bắt đầu những mối quan hệ vì tin rằng vật chất là nguyên nhân gốc rễ của nỗi buồn. Vì vậy, cha mẹ nên tránh những cuộc tranh cãi về tiền bạc hay các vấn đề khác trước mặt chúng. Ảnh: Freepik. |
2. Dạy trẻ rằng chúng có mọi thứ ở nhà: Câu nói quen thuộc 'Nhà mình đã có rồi' của nhiều bậc phụ huynh, dù xuất phát từ ý tốt, lại vô tình gieo vào lòng trẻ nhỏ cảm giác nhu cầu của mình không được lắng nghe và tôn trọng. Điều này có thể khiến trẻ dần hình thành thói quen kìm nén mong muốn, thậm chí trở nên thụ động trong việc bày tỏ nhu cầu. Hậu quả là khi trưởng thành, chúng có thể gặp khó khăn trong việc xác định và đáp ứng nhu cầu của bản thân, dẫn đến những quyết định thiếu suy nghĩ. Ảnh: Freepik. |
3. Ngăn cản con thể hiện cảm xúc của mình: Một số người lớn có xu hướng phủ nhận hoặc coi thường cảm xúc của trẻ, cho rằng chúng không đúng hoặc không hợp lý. Ví dụ như khăng khăng rằng vết bầm tím không đau, việc nhỏ không có gì phải khóc... Tuy nhiên, việc này có thể khiến trẻ khó khăn trong việc nhận biết và quản lý cảm xúc của mình sau này. Ảnh: Freepik. |
4. Không cho con tranh luận: Khả năng tương tác với người khác rất quan trọng. Vì thế, người lớn cần dạy con không chỉ cách nói chuyện với bạn bè mà còn cả cách tranh luận lành mạnh. Mọi người thường có quan điểm khác nhau và có nhiều cách để thể hiện cảm xúc. Trẻ em hiểu được khái niệm này càng sớm, tương tác của chúng với người khác sẽ càng dễ dàng hơn, kể cả trong môi trường chuyên nghiệp. Ảnh: Pexels. |
5. Cấm con dùng mạng xã hội: Trẻ em có thể học được nhiều kỹ năng hữu ích thông qua các chương trình trực tuyến tích hợp với nền tảng mạng xã hội. Thay vì cấm tuyệt đối, cha mẹ nên nhắc nhở con về các quy tắc an toàn, đồng thời đặt ra giới hạn cho việc sử dụng thiết bị. Ảnh: Pexels. |
6. Lấy người thành công làm ví dụ: Thế hệ nào cũng có người hùng, hình mẫu lý tưởng. Nhiều thập kỷ trở lại đây, câu chuyện về những người giàu, có sức ảnh hưởng trở nên phổ biến. Việc học hỏi từ những người thành công là điều tốt, nhưng quan trọng hơn là tìm ra con đường riêng của mình bởi mỗi người có khả năng riêng và cần lộ trình phát triển khác nhau. Ảnh: Pexels. |
7. Không cho phép con thất bại: Cha mẹ cầu toàn thường là người phấn đấu để đạt được sự hoàn hảo, và họ mong đợi điều tương tự ở con. Họ sợ con cái sẽ thất bại và ảnh hưởng đến danh tiếng hoặc kỳ vọng của gia đình. Tuy nhiên, việc không cho phép con cái thất bại có thể gây ra nhiều tác hại tâm lý và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Chúng luôn cảm thấy bị áp lực và không đủ tốt, khó phát triển sự tự tin và khả năng tự lập. Ngoài ra, trẻ cũng có thể trở thành người quá cầu toàn, luôn đặt ra những tiêu chuẩn không thực tế cho bản thân. Ảnh: Pexels. |
8. Không ủng hộ con trước mặt người lạ: Mọi đứa trẻ đều mong muốn cha mẹ sẽ đứng lên bảo vệ chúng và không bất chấp tin lời nói từ phía giáo viên, hiệu trưởng hay hàng xóm. Khi cha mẹ cho phép con cái tự lên tiếng và chịu trách nhiệm cho hành động của mình, trẻ sẽ học được cách giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Ảnh: Pexels. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.