Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

100 giờ chạy đua cứu người đàn ông bị điện giật ở Đà Nẵng

Đang sửa điện nước trên mái tôn, người đàn ông bị giật điện kêu cứu rồi ngã xuống.

Bệnh nhân D. lúc được điều trị tích cực. Ảnh: BVCC.

Ngày 27/11, TS.BS Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết khoảng 16h ngày 24/10, bệnh nhân L.H.D. (26 tuổi, Đà Nẵng) đang sửa điện trên mái tôn ở nhà mình thì bị điện giật. Anh D. kêu cứu rồi ngã nằm trên mái tôn.

Người dân xung quanh nghe tiếng kêu cứu, lập tức chạy đến ngắt nguồn điện và gọi Trung tâm Cấp cứu 115. Ê-kíp Cấp Cứu 115 đến hiện trường ghi nhận tình trạng bệnh nhân ngừng tim, ngừng thở, và tiến hành cấp cứu ngưng tuần hoàn, đặt nội khí quản, bóp bóng liên tục trong vòng 20-25 phút, chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng.

Tại phòng Cấp cứu, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân chưa có tuần hoàn trở lại. Các bác sĩ tiếp tục cấp cứu, ép tim, bóp bóng qua nội khí quản, đồng thời liên hệ khoa Hồi sức tích cực và Chống Độc.

Lập tức các bác sĩ khởi động quy trình báo động đỏ cấp cứu ngừng tuần hoàn ECMO, bệnh nhân được vận chuyển có hỗ trợ cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao vào khoa Hồi sức tích cực và Chống độc. Ê-kíp kết nối VA ECMO trong vòng 10-15 phút.

Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Văn Dung, Trưởng ê-kíp thực hiện ECMO cho bệnh nhân, cho hay từ khi bệnh nhân ngừng tim đến thực hiện được kỹ thuật ECMO chỉ trong vòng 60 phút.

Tại khoa Hồi sức tích cực và Chống Độc, bệnh nhân biểu hiện tình trạng rất nặng như suy tuần hoàn cấp, suy hô hấp cấp, tổn thương thiếu oxy não sau ngừng tuần hoàn. Bệnh nhân có hiện tượng thoát dịch ra khỏi lòng mạch nặng, tổn thương đa cơ quan.

Bệnh nhân được điều trị tất cả biện pháp hồi sức tích cực hiện đại nâng cao như ECMO hỗ trợ tuần hoàn, thở máy hỗ trợ hô hấp, hạ thân nhiệt đưa nhiệt độ toàn thân mục tiêu thấp 33 độ C bảo vệ não bị tổn thương do ngừng tuần hoàn.

Đồng thời, các bác sĩ tiến hành thay huyết tương, lọc máu liên tục, nội khoa điều trị an thần- giãn cơ, liệu pháp kháng sinh, thuốc vận mạch và các đa điều trị hỗ trợ khác.

Sau hơn 100 giờ hồi sức tích cực, bệnh nhân phục hồi tuần hoàn, cai được VA ECMO và tiếp tục được điều trị nội khoa tích cực.

Qua 10 ngày điều trị, bệnh nhân cải thiện hô hấp cai thở máy và được rút nội khí quản.

Bác sĩ chuyên khoa II Hà Sơn Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, cho hay đây là ca bệnh rất nặng, tưởng chừng như hết hy vọng ở giai đoạn 24 giờ đầu tiên. Tuy nhiên, sự quyết tâm, các bác sĩ đã dùng mọi biện pháp hiện đại nhất của chuyên ngành Hồi sức tích cực.

"Chúng tôi chạy đua với biến chứng bệnh từng giờ từng phút, cuối cùng bệnh nhân được hồi sinh ngoạn mục từ cõi chết", bác sĩ Bình nói.

Tải qua một tháng điều trị, tình trạng bệnh nhân cải thiện tốt các chức năng và được xuất viện.

Không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y

Nghề bác sĩ vất vả về mặt thời gian, tổn hao nhiều năng lượng và cảm xúc. Thế nhưng, trên thế gian này, không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y. Chạy trời không khỏi đau là tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

100 người ở Vũng Tàu nhập viện nghi ngộ độc khi ăn bánh mì

Nhiều người nhập viện cho biết đã sử dụng bánh mỳ của một cửa hàng trong tối 26/11 và sáng 27/11. Hiện chưa ghi nhận trường hợp nào quá nặng hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Cách dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ

Sử dụng dung dịch vệ sinh đúng cách sẽ giúp làm sạch vùng kín, hạn chế vi khuẩn xâm nhập, tránh các nguy cơ viêm nhiễm.

Căn bệnh 'đau hơn đau đẻ', có thể mắc nhiều lần trong đời

Theo các bác sĩ, người bị zona thần kinh rất đau đớn. Một số bệnh nhân mô tả cơn đau của bệnh gấp nhiều lần cơn đau đẻ.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm